Ông John Pemberton kinh doanh một loại xi-rô làm từ rượu và chiết xuất từ cây coca. Tuy nhiên Năm 1885, Atlanta nghiêm cấm mọi hình thức buôn bán đồ uống có cồn nên ông đã dùng dung dịch coca là yếu tố chính dùng để hòa với nước muối khoáng, tạo nên một loại soda. Kết quả sau đó lại trở nên được ưa chuộng vô cùng vào thời điểm ra mắt, sau này lấy tên Coca-Cola "huyền thoại ".George Crum, Đầu bếp tại Carey Moon Lake House, nằm ở Saratoga Springs, New York đã vô tình phát minh ra món khoai tây chiên giòn nhờ một vị khách khó tính, yêu cầu phải thái lát mỏng hơn và giòn hơn nữa. Crum đã mất bình tĩnh, cắt lát khoai mỏng đến nỗi không thể mỏng hơn rồi chiên chúng sao cho "khô cứng" nhất có thể.John Hopps - một kỹ sư điện tử khi nghiên cứu về hiện tượng hạ thân nhiệt ở người đã khám phá ra rằng nếu trái tim con người ngừng đập vì thân nhiệt giảm xuống, chúng ta vẫn có thể cứu nguy bằng cách sử dụng những kích thích nhân tạo từ bên ngoài. Từ đó, qua nhiều phân tích chuyên sâu, máy điều hòa nhịp tim đã được phát minh thành công vào năm 1951.Percy Spencer - kỹ sư Tập đoàn Raytheon đang tham gia vào dự án nghiên cứu ứng dụng của radar cùng một ống chân không. Trong khi thực hiện thí nghiệm với ông tuýp, một thanh kẹo trong túi Spencer đột nhiên bị chảy ra. Ngay lập tức, ông lấy thêm vài lõi ngô còn nguyên vẹn đặt gần thiết bị trên, và chúng cũng bắt đầu "nổ". Đó là khoảnh khắc lò vì sóng được ra đời.Constantine Fahlberg - nhà nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins trở về nhà sau giờ làm việc, ông phát hiện ra bánh quy vợ làm hôm nay ngọt hơn thường lệ. Nguyên liệu bí mật của vợ ông hóa ra lại trở thành nguồn gốc cho chất tạo ngọt sau này.Spencer Silver and Art Fry - làm việc tại Phòng thí nghiệm 3M đã tạo ra một chất dính tạm trong phòng thí nghiệm, nhưng không biết sử dụng nó vào việc gì. Vài năm sau, đồng nghiệp của ông - Fry - vốn đang bực tức vì không thể tìm ra cách gì để dán một số giấy tờ lên cuốn sách hợp ca của mình tại nhà thờ. Và từ đó, ý tưởng lớn gặp nhau, giấy nhớ đã được ra đời (dù phải đến năm 1980 mới trở nên phổ biến).John and Will Kellogg - hai anh em cùng có đam mê khởi nghiệp đang tìm cách làm mềm hạt ngũ cốc để chế biến món yến mạch trộn. Năm 1898, hai anh em tình cờ bỏ quên một nồi ngũ cốc còn đang luộc trong lò trong vòng tận vài ngày. Hỗn hợp đó đã dần bị thiu và mốc, nhưng thành phần còn lại được tạo ra từ đó lại cứng và dày hơn hẳn. Tò mò, họ đã thử thí nghiệm lại, và cuối cùng cũng loại bỏ được hỗn hợp ôi thiu đáng ghét kia, giữ lại sản phẩm ngũ cốc như ngày nay.Một nhà khoa học tên Alexander Fleming nhận thấy một đĩa cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm mà ông đã bỏ đi không dùng đến bỗng xuất hiện một loại nấm có khả năng phân rã toàn bộ vi khuẩn xung quanh nó. Khi được cấy ghép và nuôi dưỡng trong môi trường riêng, ông khám phá ra một nhân tố kháng sinh bên trong - penicillin - có thể được dùng để điều trị rất nhiều loại bệnh lây lan cũng như viêm nhiễm.Vào năm 1995, khi dẫn chú chó cưng của mình đi dạo trong cánh rừng, kỹ sư điện người Thụy Sĩ, ông George De Mestral phát hiện những cạnh sắc của quả cây ngưu bàng bám đầy lên quần áo của ông và của con chó. Trong đầu ông đột nhiên nghĩ tới một loại khóa 2 mặt mà sau này ông viết về phát minh của mình: "Một mặt có các móc cứng như cạnh sắc, mặt kia lại có các vòng mềm mại như các sợi vải trong quần của tôi”. Thế là khóa dán 2 mặt, sự kết hợp giữa nhung và móc đã ra đời.Năm 1936, Gerhard Schrader và nhóm của ông đã khám phá ra một loại “chất độc thần kinh" mới ở Đức trong khi được giao nhiệm vụ phát triển và nghiên cứu thuốc trừ sâu. Sau 2 năm nghiên cứu chuyên sâu, một hợp chất hữu cơ có độc tính cực mạnh ra đời và được đặt tên là "Tabun".Năm 1957, hai kỹ sư người Thụy Sỹ là Alfred W. Fielding và Marc Chavannes đã cố gắng tạo ra một loại giấy dán tường, với thiết kế nổi bật hơn những loại giấy dán có sẵn. Bằng cách dán 2 lớp màng với nhau, họ đã thành công khi tạo ra loại giấy dán tường mới có bề mặt ráp và trông khá đặc biệt, nhưng rốt cuộc chẳng ai chịu mua chúng. Ngày nay, loại giấy dán này được biết đến với tên gọi xốp hơi bong bóng, được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành nghề như công nghiệp thực phẩm, xây dựng, y tế, thời trang…Thời kỳ chiến tranh lần thứ nhất, nhà khoa học Anh là Brearley được giao nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến vũ khí, đặc biệt là vấn đề các nòng súng bị mài mòn rất nhanh. Brearley cố nghĩ cách chế ra hợp kim không dễ mài mòn để chế tạo súng. Tình cờ Brearley nhận thấy mẫu thử ấy vẫn sáng long lanh trong khi đống thép gỉ hết cả. Ông đã tổ chức sản xuất thép không gỉ ở quy mô lớn và thực sự trở thành “người cha của thép không gỉ”.Mời các bạn xem video: Lại thêm một phát minh tuyệt vời của người Nhật Bản. Nguồn: Yan News
Ông John Pemberton kinh doanh một loại xi-rô làm từ rượu và chiết xuất từ cây coca. Tuy nhiên Năm 1885, Atlanta nghiêm cấm mọi hình thức buôn bán đồ uống có cồn nên ông đã dùng dung dịch coca là yếu tố chính dùng để hòa với nước muối khoáng, tạo nên một loại soda. Kết quả sau đó lại trở nên được ưa chuộng vô cùng vào thời điểm ra mắt, sau này lấy tên Coca-Cola "huyền thoại ".
George Crum, Đầu bếp tại Carey Moon Lake House, nằm ở Saratoga Springs, New York đã vô tình phát minh ra món khoai tây chiên giòn nhờ một vị khách khó tính, yêu cầu phải thái lát mỏng hơn và giòn hơn nữa. Crum đã mất bình tĩnh, cắt lát khoai mỏng đến nỗi không thể mỏng hơn rồi chiên chúng sao cho "khô cứng" nhất có thể.
John Hopps - một kỹ sư điện tử khi nghiên cứu về hiện tượng hạ thân nhiệt ở người đã khám phá ra rằng nếu trái tim con người ngừng đập vì thân nhiệt giảm xuống, chúng ta vẫn có thể cứu nguy bằng cách sử dụng những kích thích nhân tạo từ bên ngoài. Từ đó, qua nhiều phân tích chuyên sâu, máy điều hòa nhịp tim đã được phát minh thành công vào năm 1951.
Percy Spencer - kỹ sư Tập đoàn Raytheon đang tham gia vào dự án nghiên cứu ứng dụng của radar cùng một ống chân không. Trong khi thực hiện thí nghiệm với ông tuýp, một thanh kẹo trong túi Spencer đột nhiên bị chảy ra. Ngay lập tức, ông lấy thêm vài lõi ngô còn nguyên vẹn đặt gần thiết bị trên, và chúng cũng bắt đầu "nổ". Đó là khoảnh khắc lò vì sóng được ra đời.
Constantine Fahlberg - nhà nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins trở về nhà sau giờ làm việc, ông phát hiện ra bánh quy vợ làm hôm nay ngọt hơn thường lệ. Nguyên liệu bí mật của vợ ông hóa ra lại trở thành nguồn gốc cho chất tạo ngọt sau này.
Spencer Silver and Art Fry - làm việc tại Phòng thí nghiệm 3M đã tạo ra một chất dính tạm trong phòng thí nghiệm, nhưng không biết sử dụng nó vào việc gì. Vài năm sau, đồng nghiệp của ông - Fry - vốn đang bực tức vì không thể tìm ra cách gì để dán một số giấy tờ lên cuốn sách hợp ca của mình tại nhà thờ. Và từ đó, ý tưởng lớn gặp nhau, giấy nhớ đã được ra đời (dù phải đến năm 1980 mới trở nên phổ biến).
John and Will Kellogg - hai anh em cùng có đam mê khởi nghiệp đang tìm cách làm mềm hạt ngũ cốc để chế biến món yến mạch trộn. Năm 1898, hai anh em tình cờ bỏ quên một nồi ngũ cốc còn đang luộc trong lò trong vòng tận vài ngày. Hỗn hợp đó đã dần bị thiu và mốc, nhưng thành phần còn lại được tạo ra từ đó lại cứng và dày hơn hẳn. Tò mò, họ đã thử thí nghiệm lại, và cuối cùng cũng loại bỏ được hỗn hợp ôi thiu đáng ghét kia, giữ lại sản phẩm ngũ cốc như ngày nay.
Một nhà khoa học tên Alexander Fleming nhận thấy một đĩa cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm mà ông đã bỏ đi không dùng đến bỗng xuất hiện một loại nấm có khả năng phân rã toàn bộ vi khuẩn xung quanh nó. Khi được cấy ghép và nuôi dưỡng trong môi trường riêng, ông khám phá ra một nhân tố kháng sinh bên trong - penicillin - có thể được dùng để điều trị rất nhiều loại bệnh lây lan cũng như viêm nhiễm.
Vào năm 1995, khi dẫn chú chó cưng của mình đi dạo trong cánh rừng, kỹ sư điện người Thụy Sĩ, ông George De Mestral phát hiện những cạnh sắc của quả cây ngưu bàng bám đầy lên quần áo của ông và của con chó. Trong đầu ông đột nhiên nghĩ tới một loại khóa 2 mặt mà sau này ông viết về phát minh của mình: "Một mặt có các móc cứng như cạnh sắc, mặt kia lại có các vòng mềm mại như các sợi vải trong quần của tôi”. Thế là khóa dán 2 mặt, sự kết hợp giữa nhung và móc đã ra đời.
Năm 1936, Gerhard Schrader và nhóm của ông đã khám phá ra một loại “chất độc thần kinh" mới ở Đức trong khi được giao nhiệm vụ phát triển và nghiên cứu thuốc trừ sâu. Sau 2 năm nghiên cứu chuyên sâu, một hợp chất hữu cơ có độc tính cực mạnh ra đời và được đặt tên là "Tabun".
Năm 1957, hai kỹ sư người Thụy Sỹ là Alfred W. Fielding và Marc Chavannes đã cố gắng tạo ra một loại giấy dán tường, với thiết kế nổi bật hơn những loại giấy dán có sẵn. Bằng cách dán 2 lớp màng với nhau, họ đã thành công khi tạo ra loại giấy dán tường mới có bề mặt ráp và trông khá đặc biệt, nhưng rốt cuộc chẳng ai chịu mua chúng. Ngày nay, loại giấy dán này được biết đến với tên gọi xốp hơi bong bóng, được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành nghề như công nghiệp thực phẩm, xây dựng, y tế, thời trang…
Thời kỳ chiến tranh lần thứ nhất, nhà khoa học Anh là Brearley được giao nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến vũ khí, đặc biệt là vấn đề các nòng súng bị mài mòn rất nhanh. Brearley cố nghĩ cách chế ra hợp kim không dễ mài mòn để chế tạo súng. Tình cờ Brearley nhận thấy mẫu thử ấy vẫn sáng long lanh trong khi đống thép gỉ hết cả. Ông đã tổ chức sản xuất thép không gỉ ở quy mô lớn và thực sự trở thành “người cha của thép không gỉ”.