Voi ma mút lông xoăn (Mammuthus primigenius) là loài động vật sống cách đây từ 300.000 đến 10.000 năm, trong thời kỳ băng hà cuối cùng (cách đây từ 2,6 triệu năm đến 11.700 năm). Quần thể nhỏ voi ma mút lông xoăn cuối cùng sống trên đảo Wrangel đã tuyệt chủng vào khoảng 4.000 năm trước.Trong thời gian qua, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã tìm cách khôi phục các mảnh ngà, xương, răng và lông của voi ma mút lông xoăn để giải trình tự ADN của chúng.Một nhóm các nhà khoa học thuộc công ty công nghệ sinh học Colossal Biosciences cho hay đã lấy thành công tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPSC) từ voi châu Á (Elephas maximus), giúp họ tiến gần hơn một bước trong nỗ lực hồi sinh voi ma mút lông xoăn đã tuyệt chủng từ lâu.Theo Colossal Biosciences, voi Châu Á và voi ma mút lông xoăn có cấu trúc ADN giống nhau đến 99,6%. Do vậy, việc lấy được những tế bào iPSC được kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích lớn cho công việc hồi sinh loài voi ma mút lông xoăn. Colossal Biosciences cho hay kế hoạch này có thể đạt được thành công vào năm 2028.Chim dodo (Raphus cucullatus) là loài chim lớn, không biết bay. Chúng là loài động vật đặc hữu ở Mauritius - hòn đảo ngoài khơi Madagascar. Loài này tuyệt chủng vào thế kỷ 17 do nạn chặt phá rừng, bị con người hoặc động vật xâm hại săn giết...Họ hàng còn sống gần nhất của chim dodo là bồ câu Nicobar. Nhằm hồi sinh loài động vật đã tuyệt chủng này, các nhà nghiên cứu cho hay sẽ sử dụng hệ gene giải trình tự từ mẫu vật chim dodo, hệ gene từ những họ hàng gần của chúng như bồ câu Nicobar và Rodrigues solitaire.Nhóm nghiên cứu sẽ so sánh hệ gene của chim dodo với bồ câu Nicobar và các loài bồ câu khác. Qua đó, họ sẽ có thể đưa phôi thai chim dodo vào trứng để thế hệ chim mới có thể nở thành công. Khi ấy, loài chim dodo được hồi sinh và trở lại thế giới tự nhiên.Hổ Tasmania (tên khoa học Thylacinus cynocephalus) có ngoại hình giống với loài chó và có kích thước tương đương chó sói đồng cỏ Bắc Mỹ. Những người định cư Châu Âu trên đảo vào những năm 1800 cho rằng hổ Tasmania gây hại cho gia súc, và bắt đầu săn chúng đến mức tuyệt chủng.Con hổ Tasmania cuối cùng sống trong điều kiện nuôi nhốt có tên là Benjamin. Nó chết năm 1936 khi được chăm sóc tại vườn thú Beaumaris ở Hobart, Tasmania.Vào năm 2023, các nhà khoa học Thụy Điển đã trích xuất thành công hàng triệu sợi RNA từ da và cơ của một con hổ Tasmania. Việc phục hồi RNA - vật liệu di truyền giúp dịch thông tin được mã hóa trong DNA thành protein được đánh giá là một khám phá quan trọng. Thành tựu này có thể mở ra một kho thông tin quý giá về hoạt động của gen, giúp hồi sinh loài hổ Tasmania đã tuyệt chủng trong tương lai.Mời độc giả xem video: Loài động vật xấu xí nhất thế giới khiến nhiều người ám ảnh.
Voi ma mút lông xoăn (Mammuthus primigenius) là loài động vật sống cách đây từ 300.000 đến 10.000 năm, trong thời kỳ băng hà cuối cùng (cách đây từ 2,6 triệu năm đến 11.700 năm). Quần thể nhỏ voi ma mút lông xoăn cuối cùng sống trên đảo Wrangel đã tuyệt chủng vào khoảng 4.000 năm trước.
Trong thời gian qua, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã tìm cách khôi phục các mảnh ngà, xương, răng và lông của voi ma mút lông xoăn để giải trình tự ADN của chúng.
Một nhóm các nhà khoa học thuộc công ty công nghệ sinh học Colossal Biosciences cho hay đã lấy thành công tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPSC) từ voi châu Á (Elephas maximus), giúp họ tiến gần hơn một bước trong nỗ lực hồi sinh voi ma mút lông xoăn đã tuyệt chủng từ lâu.
Theo Colossal Biosciences, voi Châu Á và voi ma mút lông xoăn có cấu trúc ADN giống nhau đến 99,6%. Do vậy, việc lấy được những tế bào iPSC được kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích lớn cho công việc hồi sinh loài voi ma mút lông xoăn. Colossal Biosciences cho hay kế hoạch này có thể đạt được thành công vào năm 2028.
Chim dodo (Raphus cucullatus) là loài chim lớn, không biết bay. Chúng là loài động vật đặc hữu ở Mauritius - hòn đảo ngoài khơi Madagascar. Loài này tuyệt chủng vào thế kỷ 17 do nạn chặt phá rừng, bị con người hoặc động vật xâm hại săn giết...
Họ hàng còn sống gần nhất của chim dodo là bồ câu Nicobar. Nhằm hồi sinh loài động vật đã tuyệt chủng này, các nhà nghiên cứu cho hay sẽ sử dụng hệ gene giải trình tự từ mẫu vật chim dodo, hệ gene từ những họ hàng gần của chúng như bồ câu Nicobar và Rodrigues solitaire.
Nhóm nghiên cứu sẽ so sánh hệ gene của chim dodo với bồ câu Nicobar và các loài bồ câu khác. Qua đó, họ sẽ có thể đưa phôi thai chim dodo vào trứng để thế hệ chim mới có thể nở thành công. Khi ấy, loài chim dodo được hồi sinh và trở lại thế giới tự nhiên.
Hổ Tasmania (tên khoa học Thylacinus cynocephalus) có ngoại hình giống với loài chó và có kích thước tương đương chó sói đồng cỏ Bắc Mỹ. Những người định cư Châu Âu trên đảo vào những năm 1800 cho rằng hổ Tasmania gây hại cho gia súc, và bắt đầu săn chúng đến mức tuyệt chủng.
Con hổ Tasmania cuối cùng sống trong điều kiện nuôi nhốt có tên là Benjamin. Nó chết năm 1936 khi được chăm sóc tại vườn thú Beaumaris ở Hobart, Tasmania.
Vào năm 2023, các nhà khoa học Thụy Điển đã trích xuất thành công hàng triệu sợi RNA từ da và cơ của một con hổ Tasmania. Việc phục hồi RNA - vật liệu di truyền giúp dịch thông tin được mã hóa trong DNA thành protein được đánh giá là một khám phá quan trọng. Thành tựu này có thể mở ra một kho thông tin quý giá về hoạt động của gen, giúp hồi sinh loài hổ Tasmania đã tuyệt chủng trong tương lai.
Mời độc giả xem video: Loài động vật xấu xí nhất thế giới khiến nhiều người ám ảnh.