Sinh sống trên các đảo Komodo, Rinca, Flores và Gili Motang của Indonesia, rồng Komodo (Varanus komodoensis) là thành viên của họ Kỳ đà (Varanidae), được coi là loài thằn lằn lớn nhất còn tồn tại trên thế giới cho đến nay.Loài bò sát này lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1910 tại đảo Komodo. Chúng có chiều dài tối đa 3 mét và nặng từ 40 đến 70 kg. Kích thưóc của chúng nhỏ hơn nhiều so với cá sấu, nhưng vẫn lớn gấp nhiều lần các loài kỳ đà họ hàng.Là kẻ thống trị hệ sinh thái trên những hòn đảo mà chúng đang sinh sống, rồng Komodo săn con mồi bao gồm động vật không xương sống, chim, và động vật có vú, gồm khỉ, nai nhỏ và gia súc. Ngoài ra chúng cũng ăn một lượng đáng kể xác thối.Vũ khí săn mồi của rồng Komodo là bộ hàm rất khỏe với khoảng 60 răng nhỏ và sắc, có răng cưa. Người ta khẳng định rằng chúng có nọc độc, với hai tuyến ở hàm dưới tiết ra một số protein độc.Ngoài ra, sự phân rã của những miếng thịt kẹt giữa răng từ bữa ăn của rồng Komodo thúc đẩy sự phát triển của một số vi khuẩn tự hoại cao, khiến những cú đớp của chúng tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng nghiêm trọng, khiến con mồi chết từ từ kể cả khi đã chạy thoát.Rồng Komodo tìm kiếm thức ăn chủ yếu nhờ thị giác tốt, với tầm nhìn 300 mét, và khứu giác nhạy bén, rất hữu dụng trong việc phát hiện xác thối. Ngược lại, thính giác của chúng chỉ nghe được ở một dải tần số nhỏ, không hỗ trợ nhiều cho việc săn mồi.Với tốc độ chạy tối đa 20km/h, rồng Komodo không thể đuổi bắt những loài có tốc độ nhanh như nai. Vì vậy, chúng săn nai bằng cách lén lút di chuyển cho đến khi cách con mồi khoảng 1 mét mới lao đến và tung ra cú táp vào chân.Đôi khi rồng Komodo sẽ đi săn theo nhóm. Đây là hành vi rất đặc biệt trong thế giới bò sát, vì các loài bò sát thường được biết đến như những kẻ săn mồi đơn độc và không có khả năng phối hợp.Rồng Komodo sẽ bắt đầu sinh sản khi được 5 tuổi. Quá trình giao phối của loài thằn lằn lớn nhất thế giới này xảy ra từ tháng 5 đến tháng 8. Các con đực sẽ đánh nhau dữ dội dể giành con cái, nhưng quá trình tán tỉnh giữa rồng cái và đực rất nhanh gọn.Trứng của rồng Komodo g có vỏ mềm, được ấp trong khoảng 7-8 tháng. Khi nở rồng con nặng khoảng 80g, sẽ phải tự kiếm ăn bằng cách săn các loài côn trùng nhỏ. Chỉ một tỉ lệ nhỏ trong số chúng sống được đến khi trước thành do phần lớn trở thành con mồi của các loài khác.Khi sống sót đến 5 tuổi, rồng Komodo có thể dài tới 2,5 m và nặng 25 kg, và kích cỡ của chúng tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo của cuộc đời. Ước tính tuổi thọ rồng Komodo lên tới 50 năm trong tự nhiên.Ngày nay, rồng Komodo được nuôi tại nhiều vườn thú trên thế giới. Do có vẻ ngoài ấn tượng, chúng luôn là “ngôi sao” tại những nơi mà mình hiện diện. Theo khuyến cao, chuồng nuôi rồng Komodo phải có diện tích tối thiểu 300m2 cho mỗi cá thể.Trong tự nhiên, sự tồn tại của rồng Komodo bị đe dọa do các hoạt động của con người và sự biến đổi khí hậu. Chúng được liệt kê vào danh sách loài Sắp nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN.Vào năm 1980, Indonesia đã lập Vườn quốc gia Komodo nhằm bảo tồn loài bò sát khổng lồ đặc hữu của mình. Đến năm 1991, UNESCO đã công nhận khu bảo tồn này là Di sản thiên nhiên thế giới.Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
Sinh sống trên các đảo Komodo, Rinca, Flores và Gili Motang của Indonesia, rồng Komodo (Varanus komodoensis) là thành viên của họ Kỳ đà (Varanidae), được coi là loài thằn lằn lớn nhất còn tồn tại trên thế giới cho đến nay.
Loài bò sát này lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1910 tại đảo Komodo. Chúng có chiều dài tối đa 3 mét và nặng từ 40 đến 70 kg. Kích thưóc của chúng nhỏ hơn nhiều so với cá sấu, nhưng vẫn lớn gấp nhiều lần các loài kỳ đà họ hàng.
Là kẻ thống trị hệ sinh thái trên những hòn đảo mà chúng đang sinh sống, rồng Komodo săn con mồi bao gồm động vật không xương sống, chim, và động vật có vú, gồm khỉ, nai nhỏ và gia súc. Ngoài ra chúng cũng ăn một lượng đáng kể xác thối.
Vũ khí săn mồi của rồng Komodo là bộ hàm rất khỏe với khoảng 60 răng nhỏ và sắc, có răng cưa. Người ta khẳng định rằng chúng có nọc độc, với hai tuyến ở hàm dưới tiết ra một số protein độc.
Ngoài ra, sự phân rã của những miếng thịt kẹt giữa răng từ bữa ăn của rồng Komodo thúc đẩy sự phát triển của một số vi khuẩn tự hoại cao, khiến những cú đớp của chúng tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng nghiêm trọng, khiến con mồi chết từ từ kể cả khi đã chạy thoát.
Rồng Komodo tìm kiếm thức ăn chủ yếu nhờ thị giác tốt, với tầm nhìn 300 mét, và khứu giác nhạy bén, rất hữu dụng trong việc phát hiện xác thối. Ngược lại, thính giác của chúng chỉ nghe được ở một dải tần số nhỏ, không hỗ trợ nhiều cho việc săn mồi.
Với tốc độ chạy tối đa 20km/h, rồng Komodo không thể đuổi bắt những loài có tốc độ nhanh như nai. Vì vậy, chúng săn nai bằng cách lén lút di chuyển cho đến khi cách con mồi khoảng 1 mét mới lao đến và tung ra cú táp vào chân.
Đôi khi rồng Komodo sẽ đi săn theo nhóm. Đây là hành vi rất đặc biệt trong thế giới bò sát, vì các loài bò sát thường được biết đến như những kẻ săn mồi đơn độc và không có khả năng phối hợp.
Rồng Komodo sẽ bắt đầu sinh sản khi được 5 tuổi. Quá trình giao phối của loài thằn lằn lớn nhất thế giới này xảy ra từ tháng 5 đến tháng 8. Các con đực sẽ đánh nhau dữ dội dể giành con cái, nhưng quá trình tán tỉnh giữa rồng cái và đực rất nhanh gọn.
Trứng của rồng Komodo g có vỏ mềm, được ấp trong khoảng 7-8 tháng. Khi nở rồng con nặng khoảng 80g, sẽ phải tự kiếm ăn bằng cách săn các loài côn trùng nhỏ. Chỉ một tỉ lệ nhỏ trong số chúng sống được đến khi trước thành do phần lớn trở thành con mồi của các loài khác.
Khi sống sót đến 5 tuổi, rồng Komodo có thể dài tới 2,5 m và nặng 25 kg, và kích cỡ của chúng tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo của cuộc đời. Ước tính tuổi thọ rồng Komodo lên tới 50 năm trong tự nhiên.
Ngày nay, rồng Komodo được nuôi tại nhiều vườn thú trên thế giới. Do có vẻ ngoài ấn tượng, chúng luôn là “ngôi sao” tại những nơi mà mình hiện diện. Theo khuyến cao, chuồng nuôi rồng Komodo phải có diện tích tối thiểu 300m2 cho mỗi cá thể.
Trong tự nhiên, sự tồn tại của rồng Komodo bị đe dọa do các hoạt động của con người và sự biến đổi khí hậu. Chúng được liệt kê vào danh sách loài Sắp nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN.
Vào năm 1980, Indonesia đã lập Vườn quốc gia Komodo nhằm bảo tồn loài bò sát khổng lồ đặc hữu của mình. Đến năm 1991, UNESCO đã công nhận khu bảo tồn này là Di sản thiên nhiên thế giới.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.