Trong Thế chiến I, chú chim bồ cầu Cher Ami từng được phong làm ''anh hùng'' của Đoàn lính thông tin Mỹ tham chiến tại Pháp. Ít ai có thể tin rằng, một con vật nhỏ bé thế này lại có đóng góp lớn lao làm xoay chuyển thời cục bấy giờ.Cher Ami là một trong 600 chú chim bồ câu được huấn luyện và chuyển giao cho đơn vị Signal Corps của Mỹ. Trong suốt cuộc đời ''vĩ đại'' của mình chú chim nhỏ đã 12 lần hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào thắng lợi của phe Hiệp Ước.Ngày 3/10/1918, hơn 500 binh sĩ của Tiểu đoàn 308 thuộc Sư đoàn Bộ binh 77 do Trung tá Charles W. Whittlesey chỉ đạo bị mắc kẹt trong rừng Argonne (Pháp) với bốn bề bị quân Đức bao vây, thiệt mạng quá nửa. Trước tình trạng khẩn cấp, chỉ huy đã thả hàng loạt chim bồ câu đưa thư để cầu cứu viện binh, trong đó có Cher Ami.Đàn chim nhanh chóng bị quân đội Đức phát hiện và bắn chết, chỉ riêng Cher Ami còn sống sót. Dù bị thương đầy mình, nó vẫn gắng gượng vượt qua quãng đường 40km gửi bức thư đến quân tiếp viện, cũng nhờ đó hàng trăm lính Mỹ được cứu mạng.Được xem như con vật ''giải cứu thế giới'', sau đó Cher Ami đã được phong làm người hùng của Sư đoàn Bộ binh 77. Nó cũng trở thành linh vật của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cho tới khi qua đời vào ngày 13/6/1919.Một trong những chú chó huyền thoại của nhân loại - Laika là động vật sống đầu tiên của Trái Đất bay vào không gian. Chú chó hoang tại Moskva (Nga) được phát hiện có tố chất trở thành "phi hành gia" như khả năng sinh tồn cao, thông minh, nhanh nhẹn...Laika đã được các nhà khoa học nhận nuôi, trải qua những cuộc thử nghiệm và tập luyện nghiêm ngặt. Đến ngày 3/11/1957, Laika trên chiếc tàu Sputnik 2 đã được phóng vào không gian tại sân bay vũ trụ Baikonur, Liên Xô.Thời điểm đó, khoa học kỹ thuật chưa đủ tiên tiến để đảm bảo tính mạng cho chú chó nhỏ, bởi vậy chuyến du hành của Laika được xác định ''một đi không trở lại''.Đúng như dự đoán Laika đã hy sinh trong không gian do thiếu oxy nhưng mãi về sau người ta mới tiết lộ Laika chết chỉ vài giờ sau khi bay vào không gian do lỗi hệ thống kiểm soát nhiệt. Sự hy sinh của Laika không hề uổng phí, đã giúp chứng minh một điều quan trọng: Sinh vật sống có thể tồn tại trong tình trạng không trọng lực ngoài không gian.Chỉ 3 năm sau, ngày 19/8/1960, cặp chó Strelka và Belka đã trở thành sinh vật sống tiếp theo trên con tàu Sputnik 5 bay vào vũ trụ và an toàn trở về. Chính chuyến thám hiểm không gian của những chú chó này đã tạo tiền đề cho chuyến bay vào vũ trụ lịch sử của Yuri Gagarin vào năm 1961.Một con vật nhỏ bé khác cũng có đóng góp to lớn cho lịch sử nhân loại, đó là chú cừu Dolly - được sinh ra nhờ kỹ thuật nhân bản vô tính bằng tế bào của một chú cừu trưởng thành khác.Đây được xem là bước đột phá khoa học khi Dolly sinh ra khỏe mạnh, là động vật có vú đầu tiên ra đời nhờ kỹ thuật nhân bản. Đồng thời, mở đường cho những hướng điều trị mới cho nhiều loại bệnh tật của con người sau này .Tuy nhiên, sự ra đời của Dolly cũng vấp phải nhiều chỉ trích và lo ngại về mặt đạo đức đối với khả năng tạo nên bản sao con người.Dẫu vậy, Dolly vẫn là một trong số những con vật có công ''giải cứu thế giới'', là kỳ tích của nhân loại. Chú cừu này mất vào năm 2003 do quá già yếu.Cừu dolly chú cừu đặc biệt nhất nhân loại. Nguồn: Youtube
Trong Thế chiến I, chú chim bồ cầu Cher Ami từng được phong làm ''anh hùng'' của Đoàn lính thông tin Mỹ tham chiến tại Pháp. Ít ai có thể tin rằng, một con vật nhỏ bé thế này lại có đóng góp lớn lao làm xoay chuyển thời cục bấy giờ.
Cher Ami là một trong 600 chú chim bồ câu được huấn luyện và chuyển giao cho đơn vị Signal Corps của Mỹ. Trong suốt cuộc đời ''vĩ đại'' của mình chú chim nhỏ đã 12 lần hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào thắng lợi của phe Hiệp Ước.
Ngày 3/10/1918, hơn 500 binh sĩ của Tiểu đoàn 308 thuộc Sư đoàn Bộ binh 77 do Trung tá Charles W. Whittlesey chỉ đạo bị mắc kẹt trong rừng Argonne (Pháp) với bốn bề bị quân Đức bao vây, thiệt mạng quá nửa. Trước tình trạng khẩn cấp, chỉ huy đã thả hàng loạt chim bồ câu đưa thư để cầu cứu viện binh, trong đó có Cher Ami.
Đàn chim nhanh chóng bị quân đội Đức phát hiện và bắn chết, chỉ riêng Cher Ami còn sống sót. Dù bị thương đầy mình, nó vẫn gắng gượng vượt qua quãng đường 40km gửi bức thư đến quân tiếp viện, cũng nhờ đó hàng trăm lính Mỹ được cứu mạng.
Được xem như con vật ''giải cứu thế giới'', sau đó Cher Ami đã được phong làm người hùng của Sư đoàn Bộ binh 77. Nó cũng trở thành linh vật của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cho tới khi qua đời vào ngày 13/6/1919.
Một trong những chú chó huyền thoại của nhân loại - Laika là động vật sống đầu tiên của Trái Đất bay vào không gian. Chú chó hoang tại Moskva (Nga) được phát hiện có tố chất trở thành "phi hành gia" như khả năng sinh tồn cao, thông minh, nhanh nhẹn...
Laika đã được các nhà khoa học nhận nuôi, trải qua những cuộc thử nghiệm và tập luyện nghiêm ngặt. Đến ngày 3/11/1957, Laika trên chiếc tàu Sputnik 2 đã được phóng vào không gian tại sân bay vũ trụ Baikonur, Liên Xô.
Thời điểm đó, khoa học kỹ thuật chưa đủ tiên tiến để đảm bảo tính mạng cho chú chó nhỏ, bởi vậy chuyến du hành của Laika được xác định ''một đi không trở lại''.
Đúng như dự đoán Laika đã hy sinh trong không gian do thiếu oxy nhưng mãi về sau người ta mới tiết lộ Laika chết chỉ vài giờ sau khi bay vào không gian do lỗi hệ thống kiểm soát nhiệt. Sự hy sinh của Laika không hề uổng phí, đã giúp chứng minh một điều quan trọng: Sinh vật sống có thể tồn tại trong tình trạng không trọng lực ngoài không gian.
Chỉ 3 năm sau, ngày 19/8/1960, cặp chó Strelka và Belka đã trở thành sinh vật sống tiếp theo trên con tàu Sputnik 5 bay vào vũ trụ và an toàn trở về. Chính chuyến thám hiểm không gian của những chú chó này đã tạo tiền đề cho chuyến bay vào vũ trụ lịch sử của Yuri Gagarin vào năm 1961.
Một con vật nhỏ bé khác cũng có đóng góp to lớn cho lịch sử nhân loại, đó là chú cừu Dolly - được sinh ra nhờ kỹ thuật nhân bản vô tính bằng tế bào của một chú cừu trưởng thành khác.
Đây được xem là bước đột phá khoa học khi Dolly sinh ra khỏe mạnh, là động vật có vú đầu tiên ra đời nhờ kỹ thuật nhân bản. Đồng thời, mở đường cho những hướng điều trị mới cho nhiều loại bệnh tật của con người sau này .
Tuy nhiên, sự ra đời của Dolly cũng vấp phải nhiều chỉ trích và lo ngại về mặt đạo đức đối với khả năng tạo nên bản sao con người.
Dẫu vậy, Dolly vẫn là một trong số những con vật có công ''giải cứu thế giới'', là kỳ tích của nhân loại. Chú cừu này mất vào năm 2003 do quá già yếu.
Cừu dolly chú cừu đặc biệt nhất nhân loại. Nguồn: Youtube