Công bố của Google cuối tháng 7 cho thấy ngày càng có nhiều nơi sử dụng công cụ theo dõi tiếp xúc của người dùng nhằm cảnh báo, hạn chế sự lây lan virus corona. Trong đó, ứng dụng truy vết COVID-19 dựa trên công nghệ của Google và Apple được tin dùng nhiều hơn cả.Trên thế giới, số lượng quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng ứng dụng này đã tăng từ 12 lên 16, bao gồm đa phần là các nước châu Âu. Điểm khác biệt ở công cụ truy vết của Apple và Google là dữ liệu tiếp xúc có thể đồng bộ ở nhiều quốc gia với nhau, cho phép theo dõi các tiếp xúc gần ngay cả khi người sử dụng di chuyển qua các quốc gia.Truy vết COVID-19 là công việc rất quan trọng để ngăn dịch bệnh lây lan. Hiện tại không chỉ tại các nước châu Âu, châu Mỹ, nhiều ứng dụng truy vết virus Sars-CoV-2 đã được Chính phủ các nước triển khai và đang đạt hiệu quả nhất định.Tại Trung Quốc - nơi được xem là "khởi nguồn" của virus Sars-CoV-2 chết người, chính phủ đã sớm triển khai ứng dụng cho phép công dân kiểm tra xem họ có tiếp xúc với những người có COVID-19 hay không.Điểm đặc biệt của app này là liên kết với Alipay hay WeChat, tận dụng kho dữ liệu người dùng khổng lồ để truy vết thông qua các câu hỏi về tình trạng sức khỏe, lịch sự đi lại và nguy cơ tiếp xúc với người nghi nhiễm bệnh.Mã QR với các màu sắc khác nhau thể hiện mức độ nguy hiểm sức khỏe sẽ liên tục thay đổi dựa trên các báo cáo về hành trình đi lại, lịch sử giao tiếp của người dùng. Hệ thống trên hiện đang được sử dụng tại hơn 200 thành phố và đang tiếp tục được nhân rộng tại Trung Quốc, bước đầu đem lại hiệu quả kiểm soát dịch rất tốt ở quốc gia này.Tháng 6 vừa qua, Đức cũng chính thức đưa vào sử dụng app cảnh báo COVID-19 mới khá hiệu quả nhằm theo dõi và hạn chế sự lây nhiễm của virus SARS-CoV-2.Corona-Wahr-App hay còn gọi là ứng dụng cảnh báo Corona có thể dùng trên điện thoại hoặc các thiết bị thông minh, là sản phẩm ứng dụng sử dụng công nghệ vô tuyến sóng ngắn Bluetooth.Ứng dụng sẽ tự nhận diện một máy khác ở khoảng cách dưới 2 m trong khoảng thời gian từ 15 phút trở lên. Nếu người dùng ứng dụng dương tính với COVID-19 và thông tin này được chia sẻ trong ứng dụng, người dùng khác sẽ được thông báo đang ở gần người bị nhiễm.Tương tự như Corona-Wahr-App của Đức, tại Italy, chính phủ nước này triển khai toàn quốc ứng dụng truy vết COVID-19 có tên Immuni để kiểm soát các "F" sau khi dịch bùng phát mạnh.Ứng dụng Immuni sử dụng công nghệ Bluetooth và GPS để cảnh báo người sử dụng khi có tiếp tục gần với những người dương tính với COVID-19, nhằm hạn chế những lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân. Hiện tại, đã có khoảng 2 triệu người dân Italy tải xuống app này.Tại Singapore, một ứng dụng có tên TraceTogether đang được sử dụng rộng rãi tại đất nước này, có thể xác định người tiếp xúc trong vòng 2m trong ít nhất 30 phút với bệnh nhân mắc COVID-19 qua công nghệ Bluetooth. Các nhà phát triển cho biết ứng dụng hữu ích khi bệnh nhân không thể nhớ ra đã gặp ai trong thời gian dài.Để tìm dấu vết của virus SARS-CoV2, các nhà nghiên cứu Brazil thậm chí còn cho triển khai ứng dụng truy vết COVID-19 qua nước thải và không khí. Theo các nhà nghiên cứu, nước thải có thể chứa dấu vết của virus nếu như trong cộng đồng dân cư có người nhiễm COVID-19.Tại Việt Nam, ứng dụng Bluezone truy vết COVID-19 cũng tương tự công nghệ của Apple và Google khi sử dụng định vị Bluetooth năng lượng thấp. Smartphone cài ứng dụng sẽ trao đổi tín hiệu với nhau trong khoảng cách hai mét và lưu lại nhật ký, lịch sử tiếp xúc,...và gửi cho người dùng để cảnh báo nguy cơ lây nhiễm.
Bluezone: Ứng dụng truy dấu Covid-19 đạt 2 triệu lượt tải | VTC1
Công bố của Google cuối tháng 7 cho thấy ngày càng có nhiều nơi sử dụng công cụ theo dõi tiếp xúc của người dùng nhằm cảnh báo, hạn chế sự lây lan virus corona. Trong đó, ứng dụng truy vết COVID-19 dựa trên công nghệ của Google và Apple được tin dùng nhiều hơn cả.
Trên thế giới, số lượng quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng ứng dụng này đã tăng từ 12 lên 16, bao gồm đa phần là các nước châu Âu. Điểm khác biệt ở công cụ truy vết của Apple và Google là dữ liệu tiếp xúc có thể đồng bộ ở nhiều quốc gia với nhau, cho phép theo dõi các tiếp xúc gần ngay cả khi người sử dụng di chuyển qua các quốc gia.
Truy vết COVID-19 là công việc rất quan trọng để ngăn dịch bệnh lây lan. Hiện tại không chỉ tại các nước châu Âu, châu Mỹ, nhiều ứng dụng truy vết virus Sars-CoV-2 đã được Chính phủ các nước triển khai và đang đạt hiệu quả nhất định.
Tại Trung Quốc - nơi được xem là "khởi nguồn" của virus Sars-CoV-2 chết người, chính phủ đã sớm triển khai ứng dụng cho phép công dân kiểm tra xem họ có tiếp xúc với những người có COVID-19 hay không.
Điểm đặc biệt của app này là liên kết với Alipay hay WeChat, tận dụng kho dữ liệu người dùng khổng lồ để truy vết thông qua các câu hỏi về tình trạng sức khỏe, lịch sự đi lại và nguy cơ tiếp xúc với người nghi nhiễm bệnh.
Mã QR với các màu sắc khác nhau thể hiện mức độ nguy hiểm sức khỏe sẽ liên tục thay đổi dựa trên các báo cáo về hành trình đi lại, lịch sử giao tiếp của người dùng. Hệ thống trên hiện đang được sử dụng tại hơn 200 thành phố và đang tiếp tục được nhân rộng tại Trung Quốc, bước đầu đem lại hiệu quả kiểm soát dịch rất tốt ở quốc gia này.
Tháng 6 vừa qua, Đức cũng chính thức đưa vào sử dụng app cảnh báo COVID-19 mới khá hiệu quả nhằm theo dõi và hạn chế sự lây nhiễm của virus SARS-CoV-2.
Corona-Wahr-App hay còn gọi là ứng dụng cảnh báo Corona có thể dùng trên điện thoại hoặc các thiết bị thông minh, là sản phẩm ứng dụng sử dụng công nghệ vô tuyến sóng ngắn Bluetooth.
Ứng dụng sẽ tự nhận diện một máy khác ở khoảng cách dưới 2 m trong khoảng thời gian từ 15 phút trở lên. Nếu người dùng ứng dụng dương tính với COVID-19 và thông tin này được chia sẻ trong ứng dụng, người dùng khác sẽ được thông báo đang ở gần người bị nhiễm.
Tương tự như Corona-Wahr-App của Đức, tại Italy, chính phủ nước này triển khai toàn quốc ứng dụng truy vết COVID-19 có tên Immuni để kiểm soát các "F" sau khi dịch bùng phát mạnh.
Ứng dụng Immuni sử dụng công nghệ Bluetooth và GPS để cảnh báo người sử dụng khi có tiếp tục gần với những người dương tính với COVID-19, nhằm hạn chế những lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân. Hiện tại, đã có khoảng 2 triệu người dân Italy tải xuống app này.
Tại Singapore, một ứng dụng có tên TraceTogether đang được sử dụng rộng rãi tại đất nước này, có thể xác định người tiếp xúc trong vòng 2m trong ít nhất 30 phút với bệnh nhân mắc COVID-19 qua công nghệ Bluetooth. Các nhà phát triển cho biết ứng dụng hữu ích khi bệnh nhân không thể nhớ ra đã gặp ai trong thời gian dài.
Để tìm dấu vết của virus SARS-CoV2, các nhà nghiên cứu Brazil thậm chí còn cho triển khai ứng dụng truy vết COVID-19 qua nước thải và không khí. Theo các nhà nghiên cứu, nước thải có thể chứa dấu vết của virus nếu như trong cộng đồng dân cư có người nhiễm COVID-19.
Tại Việt Nam, ứng dụng Bluezone truy vết COVID-19 cũng tương tự công nghệ của Apple và Google khi sử dụng định vị Bluetooth năng lượng thấp. Smartphone cài ứng dụng sẽ trao đổi tín hiệu với nhau trong khoảng cách hai mét và lưu lại nhật ký, lịch sử tiếp xúc,...và gửi cho người dùng để cảnh báo nguy cơ lây nhiễm.
Bluezone: Ứng dụng truy dấu Covid-19 đạt 2 triệu lượt tải | VTC1