Nhân dịp kỷ niệm ngày Sư tử Thế giới (10 tháng 8), các nhiếp ảnh nổi tiếng trong dự án "New Big 5" đã công bố những bức ảnh hiếm về loài sư tử châu Phi. Dự án này nhằm đảm bảo sự tồn tại lâu dài của loài động vật hoang dã đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng này.Những con sư tử, bao gồm cả ở Masai Mara, đang bị đe dọa bởi nạn buôn bán thịt bụi bất hợp pháp, nạn săn bắn cũng như mất dần môi trường sống."Nếu không hành động, chúng ta sẽ đối mặt với tương lai không còn được thấy sư tử châu Phi vào ngày Sư tử Thế giới năm 2021 nữa", tiến sĩ Dr Paul Funston - phụ trách tổ chức Panthera tỏ ra lo lắng.Graeme Green, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã người Anh và cũng là người sáng lập dự án New Big 5 cho biết, với anh sư tử không chỉ là biểu tượng của động vật hoang dã mà còn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự cân bằng tự nhiên và tương lai của châu Phi.Nhiếp ảnh gia Seyms Brugger ghi lại khoảnh khắc hiếm hoi một con sư tử cái đang uống nước trong bóng tối ở Khu bảo tồn trò chơi Zimanga, Nam Phi gây ấn tượng mạnh.Sư tử con đang dần chìm vào giấc ngủ ở Công viên Quốc gia Serengeti, Tanzania.Tổ chức từ thiện Panthera hy vọng sẽ giúp tăng tổng số sư tử lên 50% trong 15 năm tới, lên ít nhất 30.000 con sư tử, "kích thích' sự ra đời của những chú sư tử con.Nếu họ thành công, hẳn sẽ có nhiều khoảnh khắc dịu dàng hơn như thế này thay vì những bức ảnh sư tử châu Phi hiếm hoi cuối cùng.Hình ảnh tại Vườn quốc gia Etosha, Namibia.Bức ảnh "chúa sơn lâm" đầy uy nghiêm được Graeme Green chụp lại ở khu bảo tồn Naboisho tại Kenya.Sư tử đã tuyệt chủng ở 26 quốc gia châu Phi và đã biến mất khỏi hơn 95% phạm vi lịch sử của chúng.Dáng đi oai phong của một con sư tử già trong Vườn quốc gia Serengeti.Sức Mạnh Kinh Khủng của sư tử Châu Phi. Nguồn: Youtube
Nhân dịp kỷ niệm ngày Sư tử Thế giới (10 tháng 8), các nhiếp ảnh nổi tiếng trong dự án "New Big 5" đã công bố những bức ảnh hiếm về loài sư tử châu Phi. Dự án này nhằm đảm bảo sự tồn tại lâu dài của loài động vật hoang dã đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng này.
Những con sư tử, bao gồm cả ở Masai Mara, đang bị đe dọa bởi nạn buôn bán thịt bụi bất hợp pháp, nạn săn bắn cũng như mất dần môi trường sống.
"Nếu không hành động, chúng ta sẽ đối mặt với tương lai không còn được thấy sư tử châu Phi vào ngày Sư tử Thế giới năm 2021 nữa", tiến sĩ Dr Paul Funston - phụ trách tổ chức Panthera tỏ ra lo lắng.
Graeme Green, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã người Anh và cũng là người sáng lập dự án New Big 5 cho biết, với anh sư tử không chỉ là biểu tượng của động vật hoang dã mà còn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự cân bằng tự nhiên và tương lai của châu Phi.
Nhiếp ảnh gia Seyms Brugger ghi lại khoảnh khắc hiếm hoi một con sư tử cái đang uống nước trong bóng tối ở Khu bảo tồn trò chơi Zimanga, Nam Phi gây ấn tượng mạnh.
Sư tử con đang dần chìm vào giấc ngủ ở Công viên Quốc gia Serengeti, Tanzania.
Tổ chức từ thiện Panthera hy vọng sẽ giúp tăng tổng số sư tử lên 50% trong 15 năm tới, lên ít nhất 30.000 con sư tử, "kích thích' sự ra đời của những chú sư tử con.
Nếu họ thành công, hẳn sẽ có nhiều khoảnh khắc dịu dàng hơn như thế này thay vì những bức ảnh sư tử châu Phi hiếm hoi cuối cùng.
Hình ảnh tại Vườn quốc gia Etosha, Namibia.
Bức ảnh "chúa sơn lâm" đầy uy nghiêm được Graeme Green chụp lại ở khu bảo tồn Naboisho tại Kenya.
Sư tử đã tuyệt chủng ở 26 quốc gia châu Phi và đã biến mất khỏi hơn 95% phạm vi lịch sử của chúng.
Dáng đi oai phong của một con sư tử già trong Vườn quốc gia Serengeti.
Sức Mạnh Kinh Khủng của sư tử Châu Phi. Nguồn: Youtube