Liên quan đến hoạt động xử lý cải tạo sông Tô Lịch, ngày 15/9 mới đây một đơn vị đã gửi công văn tới Thành ủy, UBND TP Hà Nội về việc đề xuất cải tạo sông Tô Lịch trở thành ''Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh Tô Lịch'' với nguồn vốn từ phía Nhật Bản.Sông Tô Lịch nhiều năm qua luôn bị coi là dòng sông ''chết'', là nỗi ám ảnh của người dân Hà Nội với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng. Hiện nay, sông Tô Lịch đang tồn tại 3 vấn đề chính đó là: mùi hôi thối; lớp bùn dưới đáy sông và chất lượng nước trong lòng sông.Để có thể biến sông Tô Lịch thành công viên đúng nghĩa thì cần phải có giải pháp tổng thể để giải quyết toàn bộ các vấn đề trên. Sau đó mới tính đến xử lý thoát nước chống ngập khi mưa bão, bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh; vấn đề phát triển du lịch...Trước đó, tháng 5/2019 dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản đã chính thức được khởi động. Dự án được kỳ vọng sẽ cải thiện được môi trường, giảm ô nhiễm tại sông Tô Lịch, cũng được áp dụng với một góc Hồ Tây.Công nghệ sinh học Bio - Nano (bio-nanotechnology) là khoa học, kỹ thuật và thao tác liên quan tới các hệ thống có kích thước nano. Ở cấu trúc cấp độ kích thước siêu nhỏ này thì hạt, tinh thể nano, lớp nano, ống nano sẽ có những tính chất và chức năng mới mà các nhà khoa học cần phải nghiên cứu.Công nghệ này gồm hai thiết bị, đó là: Các máy sục khí Nano và các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor (được làm từ đá núi lửa của Nhật Bản). Việc đặt các máy sục khí công nghệ nano để tăng hiệu quả, tốc độ xử lý và giảm lượng bùn ở dưới đáy khi tạo ra các bọt khí kích thước siêu nhỏ.Trong khi, các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor sau khi được đặt dưới lòng sông sẽ kích hoạt được hầu hết các vi sinh vật ở cả hai dạng hiếu khí và kỵ khí, giải phóng oxy từ nước, cung cấp nguồn oxy vô tận cho thủy sinh, giúp nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO) tăng mạnh.Các tấm Bioreactor hoàn toàn không sử dụng điện được làm chủ yếu từ đá núi lửa Nhật Bản với bí quyết công nghệ đặc biệt là bột đá và không tan trong nước, tồn tại gần như vĩnh viễn. Sau này, khi dòng sông được làm sạch và ổn định thì máy này chỉ chạy 6 tiếng/ngày chứ không phải ''bơm oxy'' liên tục để ''sống sót''.Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE), công nghệ Nano - Bioreactor của Nhật Bản có 4 ưu điểm vượt trội so với các công nghệ hiện nay ở Việt Nam.Việc kích hoạt các vi sinh vật tạo ra enzim điện ly lực phân tử nước, giải phóng oxy vô tận trong nước là điều kiện thuận lợi cho các loài như cá, thủy sinh trong nước phát triển tốt. Công nghệ nano phun trực tiếp bọt khi nano vào trong không khí và điều này giúp nồng độ oxy hòa tan cao, cá sẽ không bị chết hàng loạt.Điều đặc biệt là công nghệ này không bị tái ô nhiễm bởi hai yếu tố: vật liệu thiên nhiên được làm từ đá núi lửa, không tan trong nước và tồn tại mãi ở khu vực xử lý. Cũng chính vì vậy giúp tiết kiệm nhiều chi phí hơn so với các công nghệ xử lý nước thải khác.Để lắp đặt các thiết bị dưới lòng sông, các kỹ sư phải chia thành hai đội: một đội trực tiếp lắp đặt và một đội chỉ đạo từ phía trên cùng sự hỗ trợ của cần cẩu.Hệ thống bio - nano khi được đặt xuống lòng sông sẽ trở thành "nhà máy xử lý nước thải'' đặt trong lòng sông Tô Lịch với công suất xử lý lên tới 1.350.000m3/ ngày đêm mà không cần phải xây dựng nhà máy.Đến nay sau hơn 1 năm, các thiết bị phục vụ thí điểm đã được tháo dỡ, đơn vị tổ chức từ bỏ việc xử lý nước trên sông Tô Lịch. Kết quả của việc làm sạch sông bằng công nghệ bio-nano là: xử lý mùi hôi thối; phân hủy một phần bùn hữu cơ tồn đọng lâu năm dưới lòng sông; bảo tồn hệ sinh thái.Sông Tô Lịch dài khoảng 14 km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy về phía Nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa (Thanh Trì). Toàn tuyến sông có hơn 280 cửa xả nước thải và mỗi ngày 150.000 m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống sông Tô Lịch.Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành "công viên lịch sử-văn hóa-tâm linh" | VTV24
Liên quan đến hoạt động xử lý cải tạo sông Tô Lịch, ngày 15/9 mới đây một đơn vị đã gửi công văn tới Thành ủy, UBND TP Hà Nội về việc đề xuất cải tạo sông Tô Lịch trở thành ''Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh Tô Lịch'' với nguồn vốn từ phía Nhật Bản.
Sông Tô Lịch nhiều năm qua luôn bị coi là dòng sông ''chết'', là nỗi ám ảnh của người dân Hà Nội với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng. Hiện nay, sông Tô Lịch đang tồn tại 3 vấn đề chính đó là: mùi hôi thối; lớp bùn dưới đáy sông và chất lượng nước trong lòng sông.
Để có thể biến sông Tô Lịch thành công viên đúng nghĩa thì cần phải có giải pháp tổng thể để giải quyết toàn bộ các vấn đề trên. Sau đó mới tính đến xử lý thoát nước chống ngập khi mưa bão, bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh; vấn đề phát triển du lịch...
Trước đó, tháng 5/2019 dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản đã chính thức được khởi động. Dự án được kỳ vọng sẽ cải thiện được môi trường, giảm ô nhiễm tại sông Tô Lịch, cũng được áp dụng với một góc Hồ Tây.
Công nghệ sinh học Bio - Nano (bio-nanotechnology) là khoa học, kỹ thuật và thao tác liên quan tới các hệ thống có kích thước nano. Ở cấu trúc cấp độ kích thước siêu nhỏ này thì hạt, tinh thể nano, lớp nano, ống nano sẽ có những tính chất và chức năng mới mà các nhà khoa học cần phải nghiên cứu.
Công nghệ này gồm hai thiết bị, đó là: Các máy sục khí Nano và các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor (được làm từ đá núi lửa của Nhật Bản). Việc đặt các máy sục khí công nghệ nano để tăng hiệu quả, tốc độ xử lý và giảm lượng bùn ở dưới đáy khi tạo ra các bọt khí kích thước siêu nhỏ.
Trong khi, các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor sau khi được đặt dưới lòng sông sẽ kích hoạt được hầu hết các vi sinh vật ở cả hai dạng hiếu khí và kỵ khí, giải phóng oxy từ nước, cung cấp nguồn oxy vô tận cho thủy sinh, giúp nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO) tăng mạnh.
Các tấm Bioreactor hoàn toàn không sử dụng điện được làm chủ yếu từ đá núi lửa Nhật Bản với bí quyết công nghệ đặc biệt là bột đá và không tan trong nước, tồn tại gần như vĩnh viễn. Sau này, khi dòng sông được làm sạch và ổn định thì máy này chỉ chạy 6 tiếng/ngày chứ không phải ''bơm oxy'' liên tục để ''sống sót''.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE), công nghệ Nano - Bioreactor của Nhật Bản có 4 ưu điểm vượt trội so với các công nghệ hiện nay ở Việt Nam.
Việc kích hoạt các vi sinh vật tạo ra enzim điện ly lực phân tử nước, giải phóng oxy vô tận trong nước là điều kiện thuận lợi cho các loài như cá, thủy sinh trong nước phát triển tốt. Công nghệ nano phun trực tiếp bọt khi nano vào trong không khí và điều này giúp nồng độ oxy hòa tan cao, cá sẽ không bị chết hàng loạt.
Điều đặc biệt là công nghệ này không bị tái ô nhiễm bởi hai yếu tố: vật liệu thiên nhiên được làm từ đá núi lửa, không tan trong nước và tồn tại mãi ở khu vực xử lý. Cũng chính vì vậy giúp tiết kiệm nhiều chi phí hơn so với các công nghệ xử lý nước thải khác.
Để lắp đặt các thiết bị dưới lòng sông, các kỹ sư phải chia thành hai đội: một đội trực tiếp lắp đặt và một đội chỉ đạo từ phía trên cùng sự hỗ trợ của cần cẩu.
Hệ thống bio - nano khi được đặt xuống lòng sông sẽ trở thành "nhà máy xử lý nước thải'' đặt trong lòng sông Tô Lịch với công suất xử lý lên tới 1.350.000m3/ ngày đêm mà không cần phải xây dựng nhà máy.
Đến nay sau hơn 1 năm, các thiết bị phục vụ thí điểm đã được tháo dỡ, đơn vị tổ chức từ bỏ việc xử lý nước trên sông Tô Lịch. Kết quả của việc làm sạch sông bằng công nghệ bio-nano là: xử lý mùi hôi thối; phân hủy một phần bùn hữu cơ tồn đọng lâu năm dưới lòng sông; bảo tồn hệ sinh thái.
Sông Tô Lịch dài khoảng 14 km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy về phía Nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa (Thanh Trì). Toàn tuyến sông có hơn 280 cửa xả nước thải và mỗi ngày 150.000 m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống sông Tô Lịch.
Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành "công viên lịch sử-văn hóa-tâm linh" | VTV24