Sự việc hơn 400 cột điện trung, hạ thế bị gãy đổ tại tỉnh Thừa Thiên Huế và trụ điện trên đường Tôn Đản (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng) gãy đôi do ảnh hưởng của cơn bão số 5 vừa qua đã nhận được sự quan tâm đông đảo của mọi người.Tuy nhiên, vấn đề nhiều người đặc biệt chú ý hơn cả chính là cột điện bị gãy không lộ ra phần cốt thép khiến dư luận nghi ngờ cột điện bị đứt gãy không có lõi sắt thép. Ảnh: VietnamnetTrả lời về hiện tượng này, đại diện lãnh đạo Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng và Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế cho biết, những cột điện bị gãy ngang trong bão là loại cột dự ứng lực. Không thể phủ nhận việc sản xuất theo công nghệ này có những lợi ích nhất định, tuy nhiên loạt sự cố xảy ra khiến nhiều người không khỏi tò mò về loại cột điện sản xuất theo công nghệ mới này.Cột điện bê tông theo công nghệ ly tâm cốt thép dự ứng lực đã xuất hiện trên thế giới khá phổ biến, còn được gọi là ''cột giòn''. Riêng ở Việt Nam, dựa trên 2 tiêu chuẩn cũ và mới, hiện tại có 2 loại cột điện bê tông là cột điện bê tông ly tâm tiêu chuẩn cũ TCVN: 5847-1994 và cột bê tông ly tâm dự ứng lực TCVN: 5847-2016.Cốt thép trong bê tông ly tâm ứng lực trước là cốt thép cường độ cao, được kéo căng ra bằng máy kéo ứng suất trước giúp cho cấu kiện bê tông chịu được lực tác động. Nhờ đó, các cấu kiện thêm ''cứng'' hơn trong khi lượng cốt thép sử dụng lại ít hơn, kích thước cũng nhỏ hơn so với loại bình thường.Ưu điểm về cột điện ứng lực trước là chịu lực ở đầu cột lớn hơn. Bê-tông được ứng suất trước kết hợp với quay ly tâm đã làm cho cột điện bê-tông đặc, chắc, chịu được tải trọng cao, không nứt, tăng khả năng chống thấm, chống ăn mòn cốt thép.Để sản xuất cột điện bê tông theo công nghệ ly tâm dự ứng lực, đầu tiên, nhà sản xuất đặt các ống dạng rỗng bằng tôn sóng mạ kẽm vào các bộ phận bằng bê tông. Tiếp đến, đổ bê tông vào chờ chúng đủ cường độ thì sẽ dùng kích ứng thuỷ lực kéo căng các sợi cáp, tạo ra sức căng.Ở 2 đầu mỗi bó cáp, người ta sử dụng hệ thống nêm và neo chuyên dụng để các sợi cáp sau khi bị kéo không tuột ở 2 đầu, giữ được sức căng. Tiếp theo là tháo khuôn và kiểm tra sản phẩm trước khi đưa vào hấp qua lò cao áp.Tuân thủ về thiết kế và các quy chuẩn, tiêu chuẩn của quốc gia, được thử nghiệm với cấp độ gió hơn cấp 12 và được kiểm tra chất lượng trước khi lắp đặt, vậy tại sao hàng trăm cột điện tại Đà Nẵng và Huế vẫn gãy đổ khi gặp mưa bão?Chuyên gia Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn đường dây (thuộc Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 1) cho biết, đổ cột điện trong mùa mưa bão có thể do nhiều tải trọng bất lợi khác nhau không thể dự báo trước tác dụng lên cột điện bê-tông như: cây đổ, vật cản nặng tác dụng lên cột,…Giải đáp những thắc mắc về việc sau khi cột điện gãy mà không nhìn thấy cốt thép ở trong, theo ý kiến của ông Hùng, trước tiên cần phải kiểm tra xem cột điện đổ là cột điện bê-tông ứng lực trước hay bê-tông thường không ứng lực trước.Cột điện bê tông ly tâm ở Việt Nam được chế tạo theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN: 5847-2016. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại cột điện bê-tông cốt thép ứng lực trước và không ứng lực trước sản xuất theo phương pháp ly tâm.Nếu là bê-tông ly tâm ứng lực trước thì khi sản xuất, cốt thép được căng trước, khi gãy cột điện, cốt thép bị đứt sẽ co về hai đầu, rút vào trong bê-tông với độ sâu khoảng 1cm. Do cốt thép có đường kính nhỏ, bằng mắt thường khó có thể thấy được cốt thép mà chỉ thấy được những lỗ đường kính của cốt thép trên bề mặt bê-tông.Theo chuyên gia, đây là hiện tượng quán tính bình thường của vật lý, giống như sợi dây đang căng mà đứt ra thì sẽ co về 2 đầu và cốt thép trong bê-tông này cũng tương tự như vậy.Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa có ý kiến chỉ đạo nghiên cứu loại cột điện ở các khu vực có bão, sau thực trạng hàng trăm cột điện gãy đổ tại Thừa Thiên Huế.Điện lực Thừa Thiên - Huế lên tiếng việc 200 cột điện gãy, ngã | THDT
Sự việc hơn 400 cột điện trung, hạ thế bị gãy đổ tại tỉnh Thừa Thiên Huế và trụ điện trên đường Tôn Đản (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng) gãy đôi do ảnh hưởng của cơn bão số 5 vừa qua đã nhận được sự quan tâm đông đảo của mọi người.
Tuy nhiên, vấn đề nhiều người đặc biệt chú ý hơn cả chính là cột điện bị gãy không lộ ra phần cốt thép khiến dư luận nghi ngờ cột điện bị đứt gãy không có lõi sắt thép. Ảnh: Vietnamnet
Trả lời về hiện tượng này, đại diện lãnh đạo Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng và Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế cho biết, những cột điện bị gãy ngang trong bão là loại cột dự ứng lực. Không thể phủ nhận việc sản xuất theo công nghệ này có những lợi ích nhất định, tuy nhiên loạt sự cố xảy ra khiến nhiều người không khỏi tò mò về loại cột điện sản xuất theo công nghệ mới này.
Cột điện bê tông theo công nghệ ly tâm cốt thép dự ứng lực đã xuất hiện trên thế giới khá phổ biến, còn được gọi là ''cột giòn''. Riêng ở Việt Nam, dựa trên 2 tiêu chuẩn cũ và mới, hiện tại có 2 loại cột điện bê tông là cột điện bê tông ly tâm tiêu chuẩn cũ TCVN: 5847-1994 và cột bê tông ly tâm dự ứng lực TCVN: 5847-2016.
Cốt thép trong bê tông ly tâm ứng lực trước là cốt thép cường độ cao, được kéo căng ra bằng máy kéo ứng suất trước giúp cho cấu kiện bê tông chịu được lực tác động. Nhờ đó, các cấu kiện thêm ''cứng'' hơn trong khi lượng cốt thép sử dụng lại ít hơn, kích thước cũng nhỏ hơn so với loại bình thường.
Ưu điểm về cột điện ứng lực trước là chịu lực ở đầu cột lớn hơn. Bê-tông được ứng suất trước kết hợp với quay ly tâm đã làm cho cột điện bê-tông đặc, chắc, chịu được tải trọng cao, không nứt, tăng khả năng chống thấm, chống ăn mòn cốt thép.
Để sản xuất cột điện bê tông theo công nghệ ly tâm dự ứng lực, đầu tiên, nhà sản xuất đặt các ống dạng rỗng bằng tôn sóng mạ kẽm vào các bộ phận bằng bê tông. Tiếp đến, đổ bê tông vào chờ chúng đủ cường độ thì sẽ dùng kích ứng thuỷ lực kéo căng các sợi cáp, tạo ra sức căng.
Ở 2 đầu mỗi bó cáp, người ta sử dụng hệ thống nêm và neo chuyên dụng để các sợi cáp sau khi bị kéo không tuột ở 2 đầu, giữ được sức căng. Tiếp theo là tháo khuôn và kiểm tra sản phẩm trước khi đưa vào hấp qua lò cao áp.
Tuân thủ về thiết kế và các quy chuẩn, tiêu chuẩn của quốc gia, được thử nghiệm với cấp độ gió hơn cấp 12 và được kiểm tra chất lượng trước khi lắp đặt, vậy tại sao hàng trăm cột điện tại Đà Nẵng và Huế vẫn gãy đổ khi gặp mưa bão?
Chuyên gia Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn đường dây (thuộc Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 1) cho biết, đổ cột điện trong mùa mưa bão có thể do nhiều tải trọng bất lợi khác nhau không thể dự báo trước tác dụng lên cột điện bê-tông như: cây đổ, vật cản nặng tác dụng lên cột,…
Giải đáp những thắc mắc về việc sau khi cột điện gãy mà không nhìn thấy cốt thép ở trong, theo ý kiến của ông Hùng, trước tiên cần phải kiểm tra xem cột điện đổ là cột điện bê-tông ứng lực trước hay bê-tông thường không ứng lực trước.
Cột điện bê tông ly tâm ở Việt Nam được chế tạo theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN: 5847-2016. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại cột điện bê-tông cốt thép ứng lực trước và không ứng lực trước sản xuất theo phương pháp ly tâm.
Nếu là bê-tông ly tâm ứng lực trước thì khi sản xuất, cốt thép được căng trước, khi gãy cột điện, cốt thép bị đứt sẽ co về hai đầu, rút vào trong bê-tông với độ sâu khoảng 1cm. Do cốt thép có đường kính nhỏ, bằng mắt thường khó có thể thấy được cốt thép mà chỉ thấy được những lỗ đường kính của cốt thép trên bề mặt bê-tông.
Theo chuyên gia, đây là hiện tượng quán tính bình thường của vật lý, giống như sợi dây đang căng mà đứt ra thì sẽ co về 2 đầu và cốt thép trong bê-tông này cũng tương tự như vậy.
Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa có ý kiến chỉ đạo nghiên cứu loại cột điện ở các khu vực có bão, sau thực trạng hàng trăm cột điện gãy đổ tại Thừa Thiên Huế.
Điện lực Thừa Thiên - Huế lên tiếng việc 200 cột điện gãy, ngã | THDT