Theo khoa học hiện đại, điện chỉ được phát hiện vào những năm 1700 bởi Benjamin Franklin. Tuy nhiên đã có nhiều bằng chứng chỉ ra việc sử dụng ánh sáng nhân tạo ở Ai Cập cổ đại. Nhiều tác phẩm chạm khắc được phục hồi từ các ngôi đền Ai Cập cổ cho thấy người xưa đã có thể sử dụng điện để tạo ra ánh sáng.
Ví dụ, các bức phù điêu được phục hồi từ ngôi đền phía nam Hathor cho thấy việc sử dụng ánh sáng điện ở Ai Cập cổ đại. Những hình chạm khắc này cũng được tìm thấy tại đền thờ Dendera, và có niên đại khoảng năm 50 trước Công nguyên.
Cũng có những manh mối về môi trường cho thấy người Ai Cập có thể đã khám phá ra bí mật của ánh sáng nhân tạo. Xuyên suốt những tàn tích của Ai Cập, có rất ít dấu vết của bồ hóng trên mái của các ngôi đền và lăng mộ cổ - dấu hiệu của việc đốt đuốc và sử dụng lửa để thắp sáng.
Điều này cho thấy rằng chắc hẳn đã có một loại ánh sáng khác được sử dụng ở Ai Cập thời xa xưa. Chúng ta biết rằng người Ai Cập là những bậc thầy trong việc xây dựng và một số thiết kế của họ vẫn thách thức sự hiểu biết hiện đại của chúng ta.
Bóng đèn Dendera!
Ai Cập là một nền văn minh tiên tiến trong thời đại của mình và có thể họ đã sử dụng "công nghệ tiên tiến" trong cuộc sống hàng ngày - thứ vốn đã bị lãng quên. Tuy nhiên, nguồn năng lượng để vận hành những "công nghệ" này có thể không chính xác là điện.
Các bức phù điêu mô tả các cảnh khác nhau trong ngôi đền, và một cảnh cụ thể mô tả cái mà ngày nay được gọi là "Bóng đèn Dendera", với sự xuất hiện của thần rắn Harsomtus.
Vị thần cũng được miêu tả là được bao phủ bởi năng lượng ma thuật. Cấu trúc bên ngoài của bóng đèn được gọi là bong bóng ma thuật - được miêu tả là đang được nâng đỡ bởi những nam giới có kích thước khác nhau. Các nhân vật nam mặc khố và có đĩa mặt trời quanh đầu.
Nhiều người đã cố gắng giải mã các di vật này và theo thời gian, nhiều người tin rằng các hình chạm khắc mô tả việc sử dụng bóng đèn sợi đốt. Sợi dây bên ngoài bong bóng ma thuật có thể là một sợi dây điện. Bong bóng ma thuật xung quanh con rắn có thể là bóng đèn và bản thân con rắn có thể là dây tóc của bóng đèn.
Tuy nhiên, niềm tin này được nhiều người coi là không thực tế và không thể là sự thật. Tuy nhiên vẫn những lời giải thích khác, hợp lý hơn cho những gì được mô tả trong các bức chạm khắc ở Dendera. Tuy nhiên chúng không phải là những kết luận khoa học đáng tin cậy, và sự thật vẫn là các mô tả trên bức phù điêu có hình dáng gần giống với bóng đèn sợi đốt hiện đại.
Nguồn ánh sáng cổ xưa!
Từ những khám phá khảo cố gần đây, các nhà khoa học đã biết được rằng nguồn sáng mà người Ai Cập cổ đại sử dụng để trang trí nội thất có lẽ là đèn thầu dầu. Đèn thầu dầu cháy rất sạch và không để lại bất kỳ loại muội than nào. Điều này cũng có thể giải thích việc thiếu bồ hóng trên trần nhà.
Nó cho thấy rằng người Ai Cập đã hiểu rất rõ về các nguồn tài nguyên mà họ sở hữu trước đây. Ánh sáng điện có thể không được sử dụng để chiếu sáng ở Ai Cập, nhưng họ đã sử dụng một số kỹ thuật trang trí và chiếu sáng tuyệt vời.
Hơn nữa, nếu ngôi đền sử dụng ánh sáng điện, thì sẽ có một số bằng chứng về điều đó trong các ghi chép lịch sử.Việc sử dụng ánh sáng điện để thắp sáng cần phải có các mỏ khai thác khoáng chất chết tạo dây tóc bóng đèn.
Tuy nhiên, không có dấu hiệu của bất kỳ loại mỏ nào ở Ai Cập có từ thời cổ đại và được sử dụng cho mục đích đó. Ngoài ra, các di tích Ai Cập cổ đại cũng không có dấu vết của các nhà kho và xưởng sản xuất bóng đèn. Cũng không có dấu hiệu nào cho thấy tồn tại các nhà máy điện có thể phát điện.
Người Ai Cập cổ đại có thể đã sử dụng ánh sáng Mặt Trời và gương vào một thời điểm nào đó trong lịch sử để thắp sáng bên trong lăng mộ. Hơn nữa, không có dấu hiệu của bất kỳ tàn dư bóng đèn nào trong các nghiên cứu khảo cổ về Ai Cập cổ đại. Vì vậy, không thể có chuyện người Ai Cập cổ đại sử dụng điện và bóng đèn để thắp sáng.
Mặc dù không có bằng chứng về ánh sáng điện trong thời kỳ lịch sử đó, nhưng chắc chắn đã có việc sử dụng đèn dầu của người Ai Cập được tạo ra với số lượng lớn.