Trên tạp chí Science Advances, Tiến sĩ Giovanni Strona thuộc Trường Đại học Helsinki (Phần Lan) và Giáo sư Corey Bradshaw của Trường Đại học Flinders (Australia) đã công bố kết quả nghiên cứu về thời điểm xảy cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 trên Trái đất.Cụ thể, thông qua việc sử dụng siêu máy tính, nhóm chuyên gia đã tạo ra mô hình Trái đất hoàn chỉnh với các loài và hơn 15.000 lưới thức ăn. Họ dự đoán các loài có khả năng sẽ biến mất khỏi Trái đất là do thay đổi khí hậu, khai thác tài nguyên bừa bãi và sự thay đổi trong sử dụng đất.Kết quả cho thấy, thế giới đang trong cơn khủng hoảng của sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6. Sự tuyệt chủng là điều không thể tránh khỏi và Trái đất sẽ mất khoảng 10% động, thực vật vào năm 2050. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 27% vào năm 2100.Các nghiên cứu cho biết những phương pháp tiếp cận trước đây để đánh giá nguy cơ tuyệt chủng trong thế kỷ tới vẫn thiếu sót vì chúng đã bỏ sót các trường hợp “đồng tuyệt chủng”.“Hãy nghĩ về một loài săn mồi mất đi con mồi do biến đổi khí hậu. Việc mất đi loài bị săn mồi là “sự tuyệt chủng sơ cấp”. Khi không có gì để ăn, kẻ săn mồi cũng sẽ bị tuyệt chủng”, Giáo sư Bradshaw cho hay.Ông Bradshaw giải thích đồng tuyệt chủng là hiện tượng biến mất (tuyệt chủng) hoặc suy giảm của một loài, dẫn đến sự biến mất theo hoặc nguy cơ tuyệt chủng của một loài khác phụ thuộc vào chúng.Giáo sư Bradshaw dẫn chứng một ví dụ khác của đồng tuyệt chủng là khi một loài ký sinh trùng mất vật chủ hoặc một loài thực vật có hoa mất đi các loài thụ phấn vì biến đổi khí hậu. Mỗi loài đều phụ thuộc vào những loài khác theo một cách nào đó để có thể sinh tồn trên Trái đất.Theo ông Bradshaw , hiện tượng đồng tuyệt chủng là nguyên nhân chính dẫn đến mất đa dạng sinh học toàn cầu.Giáo sư Bradshaw nhận định các vụ đồng tuyệt chủng sẽ nâng tổng tỷ lệ tuyệt chủng của những loài dễ bị tổn thương nhất lên 184% vào cuối thế kỷ này.Nếu các nước trên thế giới và người dân không kịp thời có những giải pháp để đối phó biến đổi khí hậu, giải cứu Trái đất khỏi nguy cơ tuyệt chủng thì sẽ có thể sẽ phải chứng kiến việc mất đi phần lớn những gì duy trì sự sống trên hành tinh vào năm 2100.Mời độc giả xem video: Giải cứu ếch cây khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Nguồn: THTPCT.
Trên tạp chí Science Advances, Tiến sĩ Giovanni Strona thuộc Trường Đại học Helsinki (Phần Lan) và Giáo sư Corey Bradshaw của Trường Đại học Flinders (Australia) đã công bố kết quả nghiên cứu về thời điểm xảy cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 trên Trái đất.
Cụ thể, thông qua việc sử dụng siêu máy tính, nhóm chuyên gia đã tạo ra mô hình Trái đất hoàn chỉnh với các loài và hơn 15.000 lưới thức ăn. Họ dự đoán các loài có khả năng sẽ biến mất khỏi Trái đất là do thay đổi khí hậu, khai thác tài nguyên bừa bãi và sự thay đổi trong sử dụng đất.
Kết quả cho thấy, thế giới đang trong cơn khủng hoảng của sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6. Sự tuyệt chủng là điều không thể tránh khỏi và Trái đất sẽ mất khoảng 10% động, thực vật vào năm 2050. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 27% vào năm 2100.
Các nghiên cứu cho biết những phương pháp tiếp cận trước đây để đánh giá nguy cơ tuyệt chủng trong thế kỷ tới vẫn thiếu sót vì chúng đã bỏ sót các trường hợp “đồng tuyệt chủng”.
“Hãy nghĩ về một loài săn mồi mất đi con mồi do biến đổi khí hậu. Việc mất đi loài bị săn mồi là “sự tuyệt chủng sơ cấp”. Khi không có gì để ăn, kẻ săn mồi cũng sẽ bị tuyệt chủng”, Giáo sư Bradshaw cho hay.
Ông Bradshaw giải thích đồng tuyệt chủng là hiện tượng biến mất (tuyệt chủng) hoặc suy giảm của một loài, dẫn đến sự biến mất theo hoặc nguy cơ tuyệt chủng của một loài khác phụ thuộc vào chúng.
Giáo sư Bradshaw dẫn chứng một ví dụ khác của đồng tuyệt chủng là khi một loài ký sinh trùng mất vật chủ hoặc một loài thực vật có hoa mất đi các loài thụ phấn vì biến đổi khí hậu. Mỗi loài đều phụ thuộc vào những loài khác theo một cách nào đó để có thể sinh tồn trên Trái đất.
Theo ông Bradshaw , hiện tượng đồng tuyệt chủng là nguyên nhân chính dẫn đến mất đa dạng sinh học toàn cầu.
Giáo sư Bradshaw nhận định các vụ đồng tuyệt chủng sẽ nâng tổng tỷ lệ tuyệt chủng của những loài dễ bị tổn thương nhất lên 184% vào cuối thế kỷ này.
Nếu các nước trên thế giới và người dân không kịp thời có những giải pháp để đối phó biến đổi khí hậu, giải cứu Trái đất khỏi nguy cơ tuyệt chủng thì sẽ có thể sẽ phải chứng kiến việc mất đi phần lớn những gì duy trì sự sống trên hành tinh vào năm 2100.
Mời độc giả xem video: Giải cứu ếch cây khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Nguồn: THTPCT.