Vào ngày 12/3/1737, 95 năm sau khi Galileo qua đời, ngón tay giữa của ông bị Anton Francesco Gori lấy đi. Ảnh: Galileocamp.Sau hàng trăm năm lưu lạc, cuối cùng, phần cơ thể của nhà thiên văn lừng danh người Italy được đưa về Bảo tàng Lịch sử Khoa học Florence, nơi từ đó được đổi tên thành Bảo tàng Galileo. Ảnh: Madeoftuscany.Ngày nay, ngón tay giữa của ông được đặt trong một trứng thủy tinh nhỏ giữa các nam châm và ống nhòm. Đây là hiện vật duy nhất là một phần cơ thể con người ở bảo tàng hoàn toàn dành cho những thiết bị khoa học. Ảnh: AO.Ngón tay chĩa thẳng lên, dù ám chỉ bầu trời, nơi Galileo nhìn thấy sự kỳ diệu của vũ trụ, hay là biểu thị cho sự chống đối với giáo hội đã kết án ông, điều đó tùy thuộc vào người nhìn thấy nó. Ảnh: Madeoftuscany.Năm 2009, thêm hai ngón tay và một chiếc răng của Galileo được tìm thấy ở một cuộc bán đấu giá. Chúng biến mất vào năm 1905, và hoàn toàn không ai rõ tung tích trong suốt hơn 100 năm. Ảnh: AO.Khi phát hiện ra nguồn gốc, người mua đã trả lại các ngón tay và răng cho Bảo tàng Khoa học, nơi chúng được xác nhận trùng khớp với mô tả chi tiết từ lần cuối được nhìn thấy. Ảnh: Reuters.Từ đó, ngón giữa, ngón trỏ, ngón cái và răng của Galileo được để chung trong một lồng kính. Du khách có thể đến thăm bảo tàng và chiêm ngưỡng những hiện vật có lịch sử kỳ lạ này. Ảnh: Bendbulletin.
Vào ngày 12/3/1737, 95 năm sau khi Galileo qua đời, ngón tay giữa của ông bị Anton Francesco Gori lấy đi. Ảnh: Galileocamp.
Sau hàng trăm năm lưu lạc, cuối cùng, phần cơ thể của nhà thiên văn lừng danh người Italy được đưa về Bảo tàng Lịch sử Khoa học Florence, nơi từ đó được đổi tên thành Bảo tàng Galileo. Ảnh: Madeoftuscany.
Ngày nay, ngón tay giữa của ông được đặt trong một trứng thủy tinh nhỏ giữa các nam châm và ống nhòm. Đây là hiện vật duy nhất là một phần cơ thể con người ở bảo tàng hoàn toàn dành cho những thiết bị khoa học. Ảnh: AO.
Ngón tay chĩa thẳng lên, dù ám chỉ bầu trời, nơi Galileo nhìn thấy sự kỳ diệu của vũ trụ, hay là biểu thị cho sự chống đối với giáo hội đã kết án ông, điều đó tùy thuộc vào người nhìn thấy nó. Ảnh: Madeoftuscany.
Năm 2009, thêm hai ngón tay và một chiếc răng của Galileo được tìm thấy ở một cuộc bán đấu giá. Chúng biến mất vào năm 1905, và hoàn toàn không ai rõ tung tích trong suốt hơn 100 năm. Ảnh: AO.
Khi phát hiện ra nguồn gốc, người mua đã trả lại các ngón tay và răng cho Bảo tàng Khoa học, nơi chúng được xác nhận trùng khớp với mô tả chi tiết từ lần cuối được nhìn thấy. Ảnh: Reuters.
Từ đó, ngón giữa, ngón trỏ, ngón cái và răng của Galileo được để chung trong một lồng kính. Du khách có thể đến thăm bảo tàng và chiêm ngưỡng những hiện vật có lịch sử kỳ lạ này. Ảnh: Bendbulletin.