Theo Insider, bảo tàng rộng lớn này có tới 40 triệu mẫu vật và đồ tạo tác. Tuy nhiên, chỉ 1% trong số này được trưng bày cho khách tham quan. Bảo tàng Field có một "bộ sưu tập bí mật" gồm 11 triệu mẫu vật được bảo quản bằng chất lỏng. Hầu như chỉ có giới khoa học được phép tiếp cận chúng.Cây viết Clancy Morgan của Insider cho biết mình đã tới bảo tàng này nhiều lần trong 21 năm qua. Tuy nhiên, đây là lần đầu Morgan được nhìn thấy bộ sưu tập đặc biệt này. Trong ảnh, một lọ chứa những xác ếch được bảo quản bằng chất lỏng.Chất lỏng được sử dụng để bảo quản mẫu vật là cồn. Từ những năm 1600, kỹ thuật này đã được sử dụng để các nhà khoa học bảo quản các mẫu vật cần nghiên cứu. Ở điều kiện lý tưởng, các mẫu vật có thể bảo quản tới hàng trăm năm. Nguyên lý của phương pháp này là dùng cồn với nồng độ thích hợp để trì hoãn sự phát triển của vi khuẩn gây thối rữa mẫu vật.Một mẫu vật rồng Komodo nổi tiếng vừa được ướp để bắt đầu quá trình bảo quản. Phải mất hàng tuần để họ hoàn tất quá trình ướp xác con vật lớn như rồng Komodo.Theo thời gian, axit béo và các mảnh vụn từ mẫu vật sẽ khiến chất lỏng đổi sang màu hổ phách. Tuy nhiên, chất lượng vẫn được đảm bảo.Do sử dụng cồn để bảo quản, căn phòng này có nguy cơ cháy nổ cao. Bảo tàng đã lắp hệ thống chống cháy trên trần để đảm bảo an toàn.Một mẫu kỳ giông khổng lồ Nhật Bản tại bảo tàng. Đây là loài đặc hữu của xứ anh đào với chiều dài tới 1,5 m. Nó là loài kỳ giông lớn thứ hai thế giới, chỉ sau kỳ giông khổng lồ Trung Quốc.Mẫu vật dơi đầu búa tại bảo tàng.Hầu hết mẫu vật được giữ trông giống thật nhất. Tuy nhiên, một số mẫu vật được thay đổi để phục vụ các mục đích khác nhau.Ví dụ những con cá này đã được trải qua quá trình nhuộm xương. Quá trình này khiến phần thịt của mẫu vật trở nên trong suốt và được dùng chủ yếu trên các loài động vật nhỏ như cá, bò sát, lưỡng cư... Mục đích chính của quá trình này là giúp các nhà khoa học tìm hiểu quá sự phát triển của sụn và xương hoặc so sánh cấu trúc xương giữa những loài khác nhau.Một số mẫu vật như con rùa lá Ryukyu ngực đen này là đồ "độc nhất vô nhị". Trong bảo tàng cũng chỉ có một mẫu vật. Ở ngoài tự nhiên, loài này cũng nằm trong danh sách có nguy cơ tuyệt chủng.Bên cạnh bộ sưu tập bí mật, bảo tàng này vẫn là nơi nổi tiếng với khách tham quan nhờ những bộ xương khủng long đồ sộ.
Theo Insider, bảo tàng rộng lớn này có tới 40 triệu mẫu vật và đồ tạo tác. Tuy nhiên, chỉ 1% trong số này được trưng bày cho khách tham quan. Bảo tàng Field có một "bộ sưu tập bí mật" gồm 11 triệu mẫu vật được bảo quản bằng chất lỏng. Hầu như chỉ có giới khoa học được phép tiếp cận chúng.
Cây viết Clancy Morgan của Insider cho biết mình đã tới bảo tàng này nhiều lần trong 21 năm qua. Tuy nhiên, đây là lần đầu Morgan được nhìn thấy bộ sưu tập đặc biệt này. Trong ảnh, một lọ chứa những xác ếch được bảo quản bằng chất lỏng.
Chất lỏng được sử dụng để bảo quản mẫu vật là cồn. Từ những năm 1600, kỹ thuật này đã được sử dụng để các nhà khoa học bảo quản các mẫu vật cần nghiên cứu. Ở điều kiện lý tưởng, các mẫu vật có thể bảo quản tới hàng trăm năm. Nguyên lý của phương pháp này là dùng cồn với nồng độ thích hợp để trì hoãn sự phát triển của vi khuẩn gây thối rữa mẫu vật.
Một mẫu vật rồng Komodo nổi tiếng vừa được ướp để bắt đầu quá trình bảo quản. Phải mất hàng tuần để họ hoàn tất quá trình ướp xác con vật lớn như rồng Komodo.
Theo thời gian, axit béo và các mảnh vụn từ mẫu vật sẽ khiến chất lỏng đổi sang màu hổ phách. Tuy nhiên, chất lượng vẫn được đảm bảo.
Do sử dụng cồn để bảo quản, căn phòng này có nguy cơ cháy nổ cao. Bảo tàng đã lắp hệ thống chống cháy trên trần để đảm bảo an toàn.
Một mẫu kỳ giông khổng lồ Nhật Bản tại bảo tàng. Đây là loài đặc hữu của xứ anh đào với chiều dài tới 1,5 m. Nó là loài kỳ giông lớn thứ hai thế giới, chỉ sau kỳ giông khổng lồ Trung Quốc.
Mẫu vật dơi đầu búa tại bảo tàng.
Hầu hết mẫu vật được giữ trông giống thật nhất. Tuy nhiên, một số mẫu vật được thay đổi để phục vụ các mục đích khác nhau.
Ví dụ những con cá này đã được trải qua quá trình nhuộm xương. Quá trình này khiến phần thịt của mẫu vật trở nên trong suốt và được dùng chủ yếu trên các loài động vật nhỏ như cá, bò sát, lưỡng cư... Mục đích chính của quá trình này là giúp các nhà khoa học tìm hiểu quá sự phát triển của sụn và xương hoặc so sánh cấu trúc xương giữa những loài khác nhau.
Một số mẫu vật như con rùa lá Ryukyu ngực đen này là đồ "độc nhất vô nhị". Trong bảo tàng cũng chỉ có một mẫu vật. Ở ngoài tự nhiên, loài này cũng nằm trong danh sách có nguy cơ tuyệt chủng.
Bên cạnh bộ sưu tập bí mật, bảo tàng này vẫn là nơi nổi tiếng với khách tham quan nhờ những bộ xương khủng long đồ sộ.