Siêu núi lửa Yellowstone ở Mỹ là 1 trong 4 quả bom hẹn giờ tiềm ẩn nguy cơ tạo ra thảm họa trên Trái đất. Ước tính bên trong núi lửa Yellowstone là lượng nham thạch khổng lồ sâu từ 19 đến 45km.Một khi thức giấc, siêu núi lửa hoàn toàn có thể đưa Trái đất về thời kỳ tiểu băng hà giá lạnh. Chu kỳ phun trào của siêu núi lửa này là 600.000 năm (lần phun trào gần nhất cách đây khoảng 640.000 năm).Nhận thấy sự nguy hiểm từ siêu núi lửa này, NASA đang xem xét dự án tham vọng nhằm đảm bảo núi lửa Yellowstone ngủ yên mãi mãi. Phương pháp của NASA cũng sẽ cung cấp điện cho khu vực xung quanh dù dự án có chi phí lên tới 3,46 tỷ USD.Kế hoạch của NASA là khoan hố ở sườn núi lửa, nằm ở ngoài ranh giới của vườn quốc gia Yellowstone. Các nhà điều hành dự án sau đó sẽ bơm nước lạnh áp suất cao vào và ra từ núi lửa.Nước chảy vào sẽ làm mát núi lửa trong khi nước chảy ra nóng tới 350 độ C có thể dùng để sản xuất điện. Thông qua khoan theo cách này, ngọn núi lửa có thể giúp tạo ra một nhà máy nhiệt điện, cung cấp điện với mức giá cạnh tranh.Chi phí của kế hoạch ước tính lên đến 3,46 tỉ USD và NASA coi đây là giải pháp khả dĩ nhất lúc này. Tuy nhiên, ngay cả chuyên gia của NASA cũng thừa nhận không ít rủi ro tiềm ẩn.Nhà khoa học Brian Wilcox, làm việc cho Phòng Thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA (JPL) tại Viện Công nghệ California, cảnh báo phương án làm mát siêu núi lửa Yellowstone bằng nước dưới áp suất cao nhiều khả năng sẽ kích hoạt một vụ phun trào thay vì "ru ngủ" nó."Nếu khoan sâu vào buồng mắc-ma từ phía trên, nắp buồng chứa có thể dễ bị giòn và gãy hơn. Như vậy sẽ làm giải phóng các loại khí độc hại ở phía trên buồng chứa......Việc khoan cẩn thận từ những vị trí thấp hơn có thể hiệu quả bởi điều này ngăn nhiệt bốc lên nắp buồng, giảm nguy cơ xảy ra thảm họa" - ông Wilcox giải thích.Ngoài vấn đề kỹ thuật, một rào cản lớn khác là có thể mất đến hàng chục ngàn năm mới làm mát Yellowstone hoàn toàn. Chưa hết, người ta cũng không biết siêu núi lửa này sẽ phun trào bất cứ lúc nào vì chu kỳ phun trào đã tới.Ngoài việc tìm cách giảm thiểu nguy cơ từ siêu núi lửa như Yellowstone, NASA cũng hy vọng kế hoạch của họ sẽ khuyến khích cộng đồng khoa học cùng nhau tìm kiếm giải pháp.Một siêu núi lửa nếu phun trào lúc này có thể gây ra "mùa đông hạt nhân" và nạn đói toàn cầu trong thời gian dài. Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, số lượng lương thực dự trữ trên toàn thế giới chỉ giúp con người tồn tại trong vòng 74 ngày.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC
Siêu núi lửa Yellowstone ở Mỹ là 1 trong 4 quả bom hẹn giờ tiềm ẩn nguy cơ tạo ra thảm họa trên Trái đất. Ước tính bên trong núi lửa Yellowstone là lượng nham thạch khổng lồ sâu từ 19 đến 45km.
Một khi thức giấc, siêu núi lửa hoàn toàn có thể đưa Trái đất về thời kỳ tiểu băng hà giá lạnh. Chu kỳ phun trào của siêu núi lửa này là 600.000 năm (lần phun trào gần nhất cách đây khoảng 640.000 năm).
Nhận thấy sự nguy hiểm từ siêu núi lửa này, NASA đang xem xét dự án tham vọng nhằm đảm bảo núi lửa Yellowstone ngủ yên mãi mãi. Phương pháp của NASA cũng sẽ cung cấp điện cho khu vực xung quanh dù dự án có chi phí lên tới 3,46 tỷ USD.
Kế hoạch của NASA là khoan hố ở sườn núi lửa, nằm ở ngoài ranh giới của vườn quốc gia Yellowstone. Các nhà điều hành dự án sau đó sẽ bơm nước lạnh áp suất cao vào và ra từ núi lửa.
Nước chảy vào sẽ làm mát núi lửa trong khi nước chảy ra nóng tới 350 độ C có thể dùng để sản xuất điện. Thông qua khoan theo cách này, ngọn núi lửa có thể giúp tạo ra một nhà máy nhiệt điện, cung cấp điện với mức giá cạnh tranh.
Chi phí của kế hoạch ước tính lên đến 3,46 tỉ USD và NASA coi đây là giải pháp khả dĩ nhất lúc này. Tuy nhiên, ngay cả chuyên gia của NASA cũng thừa nhận không ít rủi ro tiềm ẩn.
Nhà khoa học Brian Wilcox, làm việc cho Phòng Thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA (JPL) tại Viện Công nghệ California, cảnh báo phương án làm mát siêu núi lửa Yellowstone bằng nước dưới áp suất cao nhiều khả năng sẽ kích hoạt một vụ phun trào thay vì "ru ngủ" nó.
"Nếu khoan sâu vào buồng mắc-ma từ phía trên, nắp buồng chứa có thể dễ bị giòn và gãy hơn. Như vậy sẽ làm giải phóng các loại khí độc hại ở phía trên buồng chứa...
...Việc khoan cẩn thận từ những vị trí thấp hơn có thể hiệu quả bởi điều này ngăn nhiệt bốc lên nắp buồng, giảm nguy cơ xảy ra thảm họa" - ông Wilcox giải thích.
Ngoài vấn đề kỹ thuật, một rào cản lớn khác là có thể mất đến hàng chục ngàn năm mới làm mát Yellowstone hoàn toàn. Chưa hết, người ta cũng không biết siêu núi lửa này sẽ phun trào bất cứ lúc nào vì chu kỳ phun trào đã tới.
Ngoài việc tìm cách giảm thiểu nguy cơ từ siêu núi lửa như Yellowstone, NASA cũng hy vọng kế hoạch của họ sẽ khuyến khích cộng đồng khoa học cùng nhau tìm kiếm giải pháp.