Các robot tự hành và tàu quanh Sao Hỏa của NASA mất tín hiệu trong thời gian từ ngày 11 - 25/11 do Trái Đất không thể liên lạc với Sao Hỏa. Đến ngày 25/11, liên lạc giữa các phương tiện do thám Sao Hỏa và NASA sẽ trở lại bình thường.Theo NASA, nguyên nhân dẫn đến gián đoạn đường truyền tín hiệu giữa các phương tiện thám hiểm Sao Hỏa và NASA trên Trái Đất là do hành tinh đỏ di chuyển ra phía sau Mặt Trời.NASA cho hay tiếp tục nhận cập nhật tình trạng ngắn gọn từ robot tự hành trong khoảng thời gian từ ngày 11 - 25/11, trừ 2 ngày sao Hỏa khuất hoàn toàn phía sau đĩa Mặt trời, dẫn tới mất tín hiệu hoàn toàn với robot tự hành.Khi Sao Hỏa và Trái Đất ở hai phía ngược nhau của Mặt Trời, sự kiện này được giới khoa học gọi là giao hội Mặt Trời. Sự kiện này xảy ra 2 năm/lần do tốc độ quỹ đạo khác biệt của hai hành tinh.Sao Hỏa mất 687 ngày Trái Đất để hoàn thành quỹ đạo quanh Mặt Trời. Trong khoảng thời gian đó, hành tinh đỏ ở điểm xa Trái Đất nhất (khoảng 402 triệu km), xa hơn nhiều so với điểm gần nhất là 54,6 triệu km.Khi Sao Hỏa ở quá gần Mặt Trời (quan sát trên bầu trời Trái Đất), tín hiệu vô tuyến truyền giữa hai hành tinh có thể di chuyển qua vành nhật hoa, lớp khí gas ion hóa cực nóng ở ngoài cùng của Mặt Trời.Điều này có thể làm gián đoạn và xáo trộn tín hiệu truyền từ Trái Đất tới và truyền đi từ robot sao Hỏa. Hậu quả là sẽ có thể thất lạc dữ liệu, thậm chí robot tự hành có nguy cơ gặp nguy hiểm."Các kỹ sư của chúng tôi đã chuẩn bị cho sự kiện giao hội Mặt Trời từ trước đó nhiều tháng. Tàu vũ trụ sẽ vẫn thu thập dữ liệu khoa học ở Sao Hỏa trong khi một số phương tiện sẽ tìm cách truyền dữ liệu về Trái Đất", Roy Gladden, quản lý Mạng lưới truyền tín hiệu Sao Hỏa ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA tại Pasadena, California, cho hay.Trong thời gian gián đoạn tín hiệu, robot thám hiểm và tàu bay quanh quỹ đạo Sao Hỏa của NASA sẽ không ngừng hoạt động mà tiếp tục thu thập dữ liệu để truyền về sau, vận hành nhờ chế độ tự lái. Các đội kiểm soát nhiệm vụ của NASA đã dành nhiều tháng để chuẩn bị danh sách cần làm cho tất cả phương tiện trong khoảng thời gian không thể liên lạc với robot tự hành và tàu vũ trụ bay trên quỹ đạo hành tinh đỏ.Hai lần gần nhất xảy ra sự kiện giao hội Mặt Trời là từ ngày 2 - 16/10/2021 và từ ngày 28/8 - 7/9/2019.Mời độc giả xem video: Video lốc xoáy bụi di chuyển trên sao Hỏa được NASA ghi lại.
Các robot tự hành và tàu quanh Sao Hỏa của NASA mất tín hiệu trong thời gian từ ngày 11 - 25/11 do Trái Đất không thể liên lạc với Sao Hỏa. Đến ngày 25/11, liên lạc giữa các phương tiện do thám Sao Hỏa và NASA sẽ trở lại bình thường.
Theo NASA, nguyên nhân dẫn đến gián đoạn đường truyền tín hiệu giữa các phương tiện thám hiểm Sao Hỏa và NASA trên Trái Đất là do hành tinh đỏ di chuyển ra phía sau Mặt Trời.
NASA cho hay tiếp tục nhận cập nhật tình trạng ngắn gọn từ robot tự hành trong khoảng thời gian từ ngày 11 - 25/11, trừ 2 ngày sao Hỏa khuất hoàn toàn phía sau đĩa Mặt trời, dẫn tới mất tín hiệu hoàn toàn với robot tự hành.
Khi Sao Hỏa và Trái Đất ở hai phía ngược nhau của Mặt Trời, sự kiện này được giới khoa học gọi là giao hội Mặt Trời. Sự kiện này xảy ra 2 năm/lần do tốc độ quỹ đạo khác biệt của hai hành tinh.
Sao Hỏa mất 687 ngày Trái Đất để hoàn thành quỹ đạo quanh Mặt Trời. Trong khoảng thời gian đó, hành tinh đỏ ở điểm xa Trái Đất nhất (khoảng 402 triệu km), xa hơn nhiều so với điểm gần nhất là 54,6 triệu km.
Khi Sao Hỏa ở quá gần Mặt Trời (quan sát trên bầu trời Trái Đất), tín hiệu vô tuyến truyền giữa hai hành tinh có thể di chuyển qua vành nhật hoa, lớp khí gas ion hóa cực nóng ở ngoài cùng của Mặt Trời.
Điều này có thể làm gián đoạn và xáo trộn tín hiệu truyền từ Trái Đất tới và truyền đi từ robot sao Hỏa. Hậu quả là sẽ có thể thất lạc dữ liệu, thậm chí robot tự hành có nguy cơ gặp nguy hiểm.
"Các kỹ sư của chúng tôi đã chuẩn bị cho sự kiện giao hội Mặt Trời từ trước đó nhiều tháng. Tàu vũ trụ sẽ vẫn thu thập dữ liệu khoa học ở Sao Hỏa trong khi một số phương tiện sẽ tìm cách truyền dữ liệu về Trái Đất", Roy Gladden, quản lý Mạng lưới truyền tín hiệu Sao Hỏa ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA tại Pasadena, California, cho hay.
Trong thời gian gián đoạn tín hiệu, robot thám hiểm và tàu bay quanh quỹ đạo Sao Hỏa của NASA sẽ không ngừng hoạt động mà tiếp tục thu thập dữ liệu để truyền về sau, vận hành nhờ chế độ tự lái. Các đội kiểm soát nhiệm vụ của NASA đã dành nhiều tháng để chuẩn bị danh sách cần làm cho tất cả phương tiện trong khoảng thời gian không thể liên lạc với robot tự hành và tàu vũ trụ bay trên quỹ đạo hành tinh đỏ.
Hai lần gần nhất xảy ra sự kiện giao hội Mặt Trời là từ ngày 2 - 16/10/2021 và từ ngày 28/8 - 7/9/2019.
Mời độc giả xem video: Video lốc xoáy bụi di chuyển trên sao Hỏa được NASA ghi lại.