Bàu Trắng thuộc địa phận thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, cách Phan Thiết (Bình Thuận) khoảng 40 km. Ảnh: Quân Trần.Theo truyền thuyết nơi đây là hồ lớn, sau người dân đắp đập cát chạy vắt ngang hồ để đi qua. Ảnh: Thang Ngo.Hồ lớn này từ đó bị chia thành 2 phần: tiểu hồ và đại hồ. Do “Bàu” trong tiếng địa phương nghĩa là “hồ” nên từ rất lâu, người địa phương đã gọi là tiểu hồ là Bàu. Ảnh: Dulichvietnam360.Năm 1867 khi Nguyễn Thông đi ngang qua đây, thấy cảnh đẹp của Bàu Trắng mà cụ gọi là “Bạch Hồ”. Ảnh: Foody.“Bạch Hồ” bắt đầu xuất hiện trong thơ của Nguyễn Thông và cũng từ đó trở thành tên mà giới thi nhân gán cho Bàu Trắng. Ảnh: Pham Linh.Bàu Trắng chia thành 2 phần bởi một đồi cát vắt ngang qua. Nhân dân ở đây từ xưa đã gọi là Bàu Ông và Bàu Bà. Ảnh: Vu Long.Bàu Bà rộng hơn Bàu Ông và chứa lượng nước nhiều hơn. Độ sâu của Bàu Bà là 19m vào mùa mưa. Xung quanh Bàu Bà trồng rất nhiều sen. Sen được cư dân trồng với mục đích thu hoạch hạt và ngó. Thế nhưng, chính việc trồng sen tại khu vực này khiến cho cảnh quan thêm phần đặc sắc. Ảnh: Vu Long.Bàu Trắng không chỉ là nơi cung cấp nước ngọt mà còn là thắng cảnh đẹp ở khu vực Hòa Thắng-Bắc Bình. Ảnh: Thao Nguyen.Nếu như Mũi Né nhộn nhịp với nhiều resort và các bãi tắm đẹp thì trái lại Bàu Trắng còn rất hoang sơ và chưa được khai thác. Ảnh: Dr. Duc Thinh.Thế nhưng, chính vẻ đẹp hoang sơ đó cùng với những đụn cát trải dài khiến cho nơi đây trở thành một trong những nơi dành cho du khách trổ tài nhiếp ảnh. Ảnh: Dzung Viet Le.Du khách có thể đến với Bàu Trắng bằng hai cung đường: Từ Hòn Rơm, đi xe Jeep men theo đường đến Mũi Né, qua chợ Mũi Né, Đồi Hồng thì chạy dọc bãi biển khoảng một tiếng là vào tới Bàu Trắng. Ảnh: Phước Bình.Cách khác là từ thành phố Phan Thiết theo quốc lộ 1A đến Lương Sơn, rẽ phải ở ngã ba, đi chừng 18 km, băng qua đồi trọc, rừng dừa một lúc là đến nơi. Ảnh: Phước Bình.
Bàu Trắng thuộc địa phận thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, cách Phan Thiết (Bình Thuận) khoảng 40 km. Ảnh: Quân Trần.
Theo truyền thuyết nơi đây là hồ lớn, sau người dân đắp đập cát chạy vắt ngang hồ để đi qua. Ảnh: Thang Ngo.
Hồ lớn này từ đó bị chia thành 2 phần: tiểu hồ và đại hồ. Do “Bàu” trong tiếng địa phương nghĩa là “hồ” nên từ rất lâu, người địa phương đã gọi là tiểu hồ là Bàu. Ảnh: Dulichvietnam360.
Năm 1867 khi Nguyễn Thông đi ngang qua đây, thấy cảnh đẹp của Bàu Trắng mà cụ gọi là “Bạch Hồ”. Ảnh: Foody.
“Bạch Hồ” bắt đầu xuất hiện trong thơ của Nguyễn Thông và cũng từ đó trở thành tên mà giới thi nhân gán cho Bàu Trắng. Ảnh: Pham Linh.
Bàu Trắng chia thành 2 phần bởi một đồi cát vắt ngang qua. Nhân dân ở đây từ xưa đã gọi là Bàu Ông và Bàu Bà. Ảnh: Vu Long.
Bàu Bà rộng hơn Bàu Ông và chứa lượng nước nhiều hơn. Độ sâu của Bàu Bà là 19m vào mùa mưa. Xung quanh Bàu Bà trồng rất nhiều sen. Sen được cư dân trồng với mục đích thu hoạch hạt và ngó. Thế nhưng, chính việc trồng sen tại khu vực này khiến cho cảnh quan thêm phần đặc sắc. Ảnh: Vu Long.
Bàu Trắng không chỉ là nơi cung cấp nước ngọt mà còn là thắng cảnh đẹp ở khu vực Hòa Thắng-Bắc Bình. Ảnh: Thao Nguyen.
Nếu như Mũi Né nhộn nhịp với nhiều resort và các bãi tắm đẹp thì trái lại Bàu Trắng còn rất hoang sơ và chưa được khai thác. Ảnh: Dr. Duc Thinh.
Thế nhưng, chính vẻ đẹp hoang sơ đó cùng với những đụn cát trải dài khiến cho nơi đây trở thành một trong những nơi dành cho du khách trổ tài nhiếp ảnh. Ảnh: Dzung Viet Le.
Du khách có thể đến với Bàu Trắng bằng hai cung đường: Từ Hòn Rơm, đi xe Jeep men theo đường đến Mũi Né, qua chợ Mũi Né, Đồi Hồng thì chạy dọc bãi biển khoảng một tiếng là vào tới Bàu Trắng. Ảnh: Phước Bình.
Cách khác là từ thành phố Phan Thiết theo quốc lộ 1A đến Lương Sơn, rẽ phải ở ngã ba, đi chừng 18 km, băng qua đồi trọc, rừng dừa một lúc là đến nơi. Ảnh: Phước Bình.