Chiều ngày hôm qua (14/8), khi đang đánh bắt trên vùng biển Nam vịnh Bắc Bộ, ngư dân Nghệ An đã bắt được một con cá mặt trăng nặng cả tấn gây xôn xao dư luận. Ở Việt Nam, cá mặt trăng nằm trong Sách đỏ, là loài động vật nguy cấp, cần được bảo vệ, chúng phân bố chủ yếu ở vịnh Bắc bộ và vùng biển miền Trung.Trong thực tế, cá mặt trăng còn được gọi là cá mặt trời, cá thái dương, có tên khoa học là Mola Mola. là loài cá thuộc họ Cá mặt trăng (Molidae) trong bộ Cá nóc (Tetraodontiformes). Sở dĩ có một số nơi gọi loài cá này là cá mặt trời bởi người ta cho rằng chúng tắm nắng trên mặt biển do quan sát thường thấy chúng bơi ì ạch sát mặt nước.Đây là loài cá biển độc đáo cỡ lớn có màu sắc sặc sỡ và thân ngắn sống ngoài đại dương, thường lặn xuống dưới vùng nước sâu, nơi nhiệt độ rất thấp.Cá mặt trăng có hình thù kỳ dị, thân hình bầu dục tròn, da trơn mình dẹt, đuôi ngắn, đầu tròn, mắt lớn, miệng nhỏ, miệng khá nhỏ so với kích thước toàn thân, hai vây ngắn. Dù thân hình to lớn nhưng với cấu trúc cơ thể cụt ngủn nên cá mặt trăng bơi yếu ớt.Hầu hết thời gian cá mặt trăng để cho cả khối thân mình đồ sộ trôi tự do theo các dòng nước. Những con trưởng thành thích trôi nghiêng một bên, nhiều khi các dòng hải lưu đưa chúng từ vùng nhiệt đới sang hẳn vùng ôn đới.Có một đặc điểm rất thú vị ở cá mặt trăng đó là, do cá mặt trăng thường sống ở vùng nước sâu, nhiệt độ thấp ở đây có thể ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh và thị giác của cá nên chúng đã tiến hóa một cách độc lập với khả năng tự sưởi ấm mắt và não để hạn chế tác động kể trên.Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, các mô cơ nằm phía sau mắt cá mặt trăng thường có nhiệt độ cao hơn 2,1 độ C so với các mô cơ thông thường nhưng một số trường hợp lên đến 6 độ C, điều đó cho thấy cá mặt trăng đã tiến hóa một số chức năng cho phép tạo ra nhiệt và ngăn nhiệt thất thoát ra môi trường nước lạnh xung quanh. Chức năng đặc biệt này được các nhà khoa học gọi là "nội nhiệt hộp sọ" (cranial endothermy).Gốc của cặp cơ hoành của cá được cho là nơi phát ra nhiệt. Cơ này là cơ lớn nhất, nằm kế bên não và dây thần kinh thị giác và cách não một lớp xương mỏng. Gốc cơ hoành có màu đỏ bầm và là nơi xảy ra nhiều phản ứng tổng hợp citrat, làm phát sinh nhiệt lượng lớn hơn so với tất cả các loại cơ ngoài khác. Ngoài ra, các cơ của cá được bọc bằng một lớp mỡ mỏng để cách nhiệt với nước lạnh trong khe mang, và một mạng lưới động tĩnh mạch bên trong tạo ra một "bộ truyền - dẫn nhiệt" mà mọi người cho rằng nó giúp cá mặt trăng duy trì nhiệt độ cao ở hộp sọ.Về sinh sản, cá mặt trăng là một trong những loài cá đẻ nhiều trứng nhất trong các loài cá ở đại dương. Dù cá mặt trăng chỉ mang thai trong 3 tuần nhưng chúng có thể đẻ mỗi lần khoảng 300 triệu trứng.Trứng của loài cá này trôi lơ lửng theo các dòng hải lưu. Lúc còn nhỏ cũng bơi bình thường như những loại cá khác, chỉ đến khi trưởng thành chúng mới bắt đầu lười biếng chỉ thích trôi nghiêng theo các dòng hải lưu.
Chiều ngày hôm qua (14/8), khi đang đánh bắt trên vùng biển Nam vịnh Bắc Bộ, ngư dân Nghệ An đã bắt được một con cá mặt trăng nặng cả tấn gây xôn xao dư luận. Ở Việt Nam, cá mặt trăng nằm trong Sách đỏ, là loài động vật nguy cấp, cần được bảo vệ, chúng phân bố chủ yếu ở vịnh Bắc bộ và vùng biển miền Trung.
Trong thực tế, cá mặt trăng còn được gọi là cá mặt trời, cá thái dương, có tên khoa học là Mola Mola. là loài cá thuộc họ Cá mặt trăng (Molidae) trong bộ Cá nóc (Tetraodontiformes). Sở dĩ có một số nơi gọi loài cá này là cá mặt trời bởi người ta cho rằng chúng tắm nắng trên mặt biển do quan sát thường thấy chúng bơi ì ạch sát mặt nước.
Đây là loài cá biển độc đáo cỡ lớn có màu sắc sặc sỡ và thân ngắn sống ngoài đại dương, thường lặn xuống dưới vùng nước sâu, nơi nhiệt độ rất thấp.
Cá mặt trăng có hình thù kỳ dị, thân hình bầu dục tròn, da trơn mình dẹt, đuôi ngắn, đầu tròn, mắt lớn, miệng nhỏ, miệng khá nhỏ so với kích thước toàn thân, hai vây ngắn. Dù thân hình to lớn nhưng với cấu trúc cơ thể cụt ngủn nên cá mặt trăng bơi yếu ớt.
Hầu hết thời gian cá mặt trăng để cho cả khối thân mình đồ sộ trôi tự do theo các dòng nước. Những con trưởng thành thích trôi nghiêng một bên, nhiều khi các dòng hải lưu đưa chúng từ vùng nhiệt đới sang hẳn vùng ôn đới.
Có một đặc điểm rất thú vị ở cá mặt trăng đó là, do cá mặt trăng thường sống ở vùng nước sâu, nhiệt độ thấp ở đây có thể ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh và thị giác của cá nên chúng đã tiến hóa một cách độc lập với khả năng tự sưởi ấm mắt và não để hạn chế tác động kể trên.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, các mô cơ nằm phía sau mắt cá mặt trăng thường có nhiệt độ cao hơn 2,1 độ C so với các mô cơ thông thường nhưng một số trường hợp lên đến 6 độ C, điều đó cho thấy cá mặt trăng đã tiến hóa một số chức năng cho phép tạo ra nhiệt và ngăn nhiệt thất thoát ra môi trường nước lạnh xung quanh. Chức năng đặc biệt này được các nhà khoa học gọi là "nội nhiệt hộp sọ" (cranial endothermy).
Gốc của cặp cơ hoành của cá được cho là nơi phát ra nhiệt. Cơ này là cơ lớn nhất, nằm kế bên não và dây thần kinh thị giác và cách não một lớp xương mỏng. Gốc cơ hoành có màu đỏ bầm và là nơi xảy ra nhiều phản ứng tổng hợp citrat, làm phát sinh nhiệt lượng lớn hơn so với tất cả các loại cơ ngoài khác. Ngoài ra, các cơ của cá được bọc bằng một lớp mỡ mỏng để cách nhiệt với nước lạnh trong khe mang, và một mạng lưới động tĩnh mạch bên trong tạo ra một "bộ truyền - dẫn nhiệt" mà mọi người cho rằng nó giúp cá mặt trăng duy trì nhiệt độ cao ở hộp sọ.
Về sinh sản, cá mặt trăng là một trong những loài cá đẻ nhiều trứng nhất trong các loài cá ở đại dương. Dù cá mặt trăng chỉ mang thai trong 3 tuần nhưng chúng có thể đẻ mỗi lần khoảng 300 triệu trứng.
Trứng của loài cá này trôi lơ lửng theo các dòng hải lưu. Lúc còn nhỏ cũng bơi bình thường như những loại cá khác, chỉ đến khi trưởng thành chúng mới bắt đầu lười biếng chỉ thích trôi nghiêng theo các dòng hải lưu.