Khi nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter mở lăng mộ của pharaoh Tutankhamun vào năm 1922, ông phát hiện kho báu quý giá bao gồm mặt nạ bằng vàng, ngai vàng và thậm chí một đôi dép cũng bằng vàng.Nhưng không phải mọi ngôi mộ hoàng gia ở Ai Cập cổ đại đều chứa đồ mai táng xa xỉ. Dù Đại kim tự tháp Giza và nhiều kim tự tháp Ai Cập khác vô cùng tráng lệ, đồ mai táng bên trong tương đối đơn so khi so với đồ vật trong mộ của các vị pharaoh sau này như Tutankhamun."Đồ mai táng trong những kim tự tháp lớn nhất có thể trông khá đơn giản khi so với Tutankhamun", Wolfram Grajetzki, nghiên cứu sinh ở Đại học College London, Anh, chuyên gia về phong tục mai táng của người Ai Cập cổ đại.Các kim tự tháp được sử dụng như lăng mộ của pharaoh Ai Cập từ thời pharaoh Djoser (trị vì từ năm 2630 tới năm 2611 trước Công nguyên) tới Ahmose I (trị vì từ năm 1550 đến năm 1525 trước Công nguyên). Phần lớn kim tự tháp bị cướp bóc cách đây nhiều thập kỷ, nhưng một vài ngôi mộ hoàng gia vẫn còn tương đối nguyên vẹn, theo Grajetzki.Công chúa Neferuptah (sống vào năm 1800 trước Công nguyên) được chôn cất trong một kim tự tháp ở di chỉ Hawara, cách Cairo 100 km về phía Nam. Các nhà nghiên cứu khai quật phòng chôn cất bà vào năm 1956 và tìm thấy đồ gốm, quan tài, một số đồ trang trí mạ vàng và hàng loạt huy hiệu hoàng gia giúp nhận dạng danh tính chủ nhân ngôi mộ.Vua Hor (sống vào năm 1750 trước Công nguyên) được chôn cất với set đồ tương tự, dù hài cốt của ông không đặt trong kim tự tháp. Thi thể của vua Hor được bọc bằng vải lạnh, cơ quan nội tạng nằm trong bình. Trên mặt ông có mặt nạ xác ướp che phủ.Ngôi mộ của nữ hoàng Hetepheres, mẹ của pharaoh Khufu (người xây Đại kim tự tháp), chứa nhiều đồ vật tinh xảo hơn. Nằm ở Giza, ngôi mộ có một chiếc giường, hai chiếc ghế trang trí bằng vàng, cùng với đồ gốm và công cụ bằng đồng cỡ nhỏ.Phòng phụ bên dưới kim tự tháp chưa hoàn thiện của pharaoh Sekhemkhet (năm 2611 - 2605 trước Công nguyên) ở Saqqara chưa bị những kẻ trộm mộ cướp phá, theo nhà Ai Cập học Reg Clark.Quan tài của nhà vua trống rỗng, nhưng nhóm khảo cổ tìm thấy 21 vòng tay bằng vàng, một cây gậy và nhiều trang sức bằng vàng khác trong một hành lang. Dù rất quý giá, số đồ mai táng trên không thể sánh bằng độ giàu có trong lăng mộ của pharaoh Tutankhamun.Khác với các pharaoh đời đầu, lăng mộ của pharaoh Tutankhamun nằm ở Thung lũng các vị vua, một thung lũng hẻo lánh gần Luxor ngày nay, được dùng làm nghĩa trang hoàng gia trong hơn 500 năm dưới thời Tân Vương quốc."Điều này không có nghĩa pharaoh Khufu nghèo hơn Tutankhamun. Kim tự tháp Khufu cho thấy điều ngược lại. Mỗi vị pharaoh được chôn cất theo tập tục ở thời đại của họ", Grajetzki giải thích.Vào thời Tân Vương quốc, nếu có khả năng, người Ai Cập thường tìm cách đặt lượng lớn đồ trang trí trong mộ. Giới nghiên cứu chưa rõ tại sao họ làm vậy. Dù chứa ít đồ mai táng hơn những ngôi mộ thời sau, một số kim tự tháp có chữ khắc tượng hình trên tường, ghi chép một số lời nguyền và nghi thức.
Khi nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter mở lăng mộ của pharaoh Tutankhamun vào năm 1922, ông phát hiện kho báu quý giá bao gồm mặt nạ bằng vàng, ngai vàng và thậm chí một đôi dép cũng bằng vàng.
Nhưng không phải mọi ngôi mộ hoàng gia ở Ai Cập cổ đại đều chứa đồ mai táng xa xỉ. Dù Đại kim tự tháp Giza và nhiều kim tự tháp Ai Cập khác vô cùng tráng lệ, đồ mai táng bên trong tương đối đơn so khi so với đồ vật trong mộ của các vị pharaoh sau này như Tutankhamun.
"Đồ mai táng trong những kim tự tháp lớn nhất có thể trông khá đơn giản khi so với Tutankhamun", Wolfram Grajetzki, nghiên cứu sinh ở Đại học College London, Anh, chuyên gia về phong tục mai táng của người Ai Cập cổ đại.
Các kim tự tháp được sử dụng như lăng mộ của pharaoh Ai Cập từ thời pharaoh Djoser (trị vì từ năm 2630 tới năm 2611 trước Công nguyên) tới Ahmose I (trị vì từ năm 1550 đến năm 1525 trước Công nguyên). Phần lớn kim tự tháp bị cướp bóc cách đây nhiều thập kỷ, nhưng một vài ngôi mộ hoàng gia vẫn còn tương đối nguyên vẹn, theo Grajetzki.
Công chúa Neferuptah (sống vào năm 1800 trước Công nguyên) được chôn cất trong một kim tự tháp ở di chỉ Hawara, cách Cairo 100 km về phía Nam. Các nhà nghiên cứu khai quật phòng chôn cất bà vào năm 1956 và tìm thấy đồ gốm, quan tài, một số đồ trang trí mạ vàng và hàng loạt huy hiệu hoàng gia giúp nhận dạng danh tính chủ nhân ngôi mộ.
Vua Hor (sống vào năm 1750 trước Công nguyên) được chôn cất với set đồ tương tự, dù hài cốt của ông không đặt trong kim tự tháp. Thi thể của vua Hor được bọc bằng vải lạnh, cơ quan nội tạng nằm trong bình. Trên mặt ông có mặt nạ xác ướp che phủ.
Ngôi mộ của nữ hoàng Hetepheres, mẹ của pharaoh Khufu (người xây Đại kim tự tháp), chứa nhiều đồ vật tinh xảo hơn. Nằm ở Giza, ngôi mộ có một chiếc giường, hai chiếc ghế trang trí bằng vàng, cùng với đồ gốm và công cụ bằng đồng cỡ nhỏ.
Phòng phụ bên dưới kim tự tháp chưa hoàn thiện của pharaoh Sekhemkhet (năm 2611 - 2605 trước Công nguyên) ở Saqqara chưa bị những kẻ trộm mộ cướp phá, theo nhà Ai Cập học Reg Clark.
Quan tài của nhà vua trống rỗng, nhưng nhóm khảo cổ tìm thấy 21 vòng tay bằng vàng, một cây gậy và nhiều trang sức bằng vàng khác trong một hành lang. Dù rất quý giá, số đồ mai táng trên không thể sánh bằng độ giàu có trong lăng mộ của pharaoh Tutankhamun.
Khác với các pharaoh đời đầu, lăng mộ của pharaoh Tutankhamun nằm ở Thung lũng các vị vua, một thung lũng hẻo lánh gần Luxor ngày nay, được dùng làm nghĩa trang hoàng gia trong hơn 500 năm dưới thời Tân Vương quốc.
"Điều này không có nghĩa pharaoh Khufu nghèo hơn Tutankhamun. Kim tự tháp Khufu cho thấy điều ngược lại. Mỗi vị pharaoh được chôn cất theo tập tục ở thời đại của họ", Grajetzki giải thích.
Vào thời Tân Vương quốc, nếu có khả năng, người Ai Cập thường tìm cách đặt lượng lớn đồ trang trí trong mộ. Giới nghiên cứu chưa rõ tại sao họ làm vậy. Dù chứa ít đồ mai táng hơn những ngôi mộ thời sau, một số kim tự tháp có chữ khắc tượng hình trên tường, ghi chép một số lời nguyền và nghi thức.