Trong quá trình cải tạo hầm rượu cũ tại thị trấn Gobelsburg, Áo, ông Andreas Pernerstorfer đã bất ngờ phát hiện một số lượng lớn xương " quái thú" khổng lồ.Ông đã nhanh chóng báo cáo phát hiện này với Văn phòng Di sản Liên bang Áo, từ đây mở ra cuộc khai quật và nghiên cứu do Viện Khảo cổ Áo (OeAW) thực hiện.Các nhà khảo cổ từ OeAW đã khai quật và phân tích sơ bộ, xác định rằng số xương này thuộc về voi ma mút, loài quái thú đã tuyệt chủng khoảng 40.000 năm trước.Khoảng 300 khúc xương, thuộc ít nhất 3 cá thể voi ma mút, đã được thu thập. Một số xương hiếm gặp như xương lưỡi cũng được phát hiện.Các di tích được xác định có niên đại từ 30.000 đến 40.000 năm trước, thông qua các hiện vật bằng đá và than đi kèm trong lớp trầm tích.Phát hiện này cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự tương tác giữa con người thời đồ đá và voi ma mút. Việc tụ tập nhiều mảnh xương rời rạc cho thấy đây có thể là điểm tập kết và xử lý chiến lợi phẩm của con người thời đồ đá, những người săn bắt loài quái thú này.Xương và ngà voi ma mút được sử dụng để chế tạo công cụ, tác phẩm nghệ thuật và các đồ tạo tác khác, đồng thời là nguồn cung cấp thực phẩm.Đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ tiến hành điều tra khảo cổ bằng các phương pháp hiện đại, mang lại nhiều dữ liệu quý giá về thời kỳ đồ đá và loài voi ma mút.Khám phá tại hầm rượu này không chỉ góp phần hiểu rõ hơn về lịch sử và sự tương tác giữa con người và voi ma mút, mà còn đặt ra những câu hỏi thú vị về cuộc sống và hành vi của con người thời đồ đá. Việc nghiên cứu thêm có thể giúp làm sáng tỏ cách thức săn bắt và sử dụng voi ma mút của loài Homo sapiens và Neanderthal từ 125.000 năm trước.Mời quý độc giả xem thêm video: Sắp có cuộc săn lùng quái vật hồ Loch Ness quy mô lớn.
Trong quá trình cải tạo hầm rượu cũ tại thị trấn Gobelsburg, Áo, ông Andreas Pernerstorfer đã bất ngờ phát hiện một số lượng lớn xương " quái thú" khổng lồ.
Ông đã nhanh chóng báo cáo phát hiện này với Văn phòng Di sản Liên bang Áo, từ đây mở ra cuộc khai quật và nghiên cứu do Viện Khảo cổ Áo (OeAW) thực hiện.
Các nhà khảo cổ từ OeAW đã khai quật và phân tích sơ bộ, xác định rằng số xương này thuộc về voi ma mút, loài quái thú đã tuyệt chủng khoảng 40.000 năm trước.
Khoảng 300 khúc xương, thuộc ít nhất 3 cá thể voi ma mút, đã được thu thập. Một số xương hiếm gặp như xương lưỡi cũng được phát hiện.
Các di tích được xác định có niên đại từ 30.000 đến 40.000 năm trước, thông qua các hiện vật bằng đá và than đi kèm trong lớp trầm tích.
Phát hiện này cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự tương tác giữa con người thời đồ đá và voi ma mút. Việc tụ tập nhiều mảnh xương rời rạc cho thấy đây có thể là điểm tập kết và xử lý chiến lợi phẩm của con người thời đồ đá, những người săn bắt loài quái thú này.
Xương và ngà voi ma mút được sử dụng để chế tạo công cụ, tác phẩm nghệ thuật và các đồ tạo tác khác, đồng thời là nguồn cung cấp thực phẩm.
Đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ tiến hành điều tra khảo cổ bằng các phương pháp hiện đại, mang lại nhiều dữ liệu quý giá về thời kỳ đồ đá và loài voi ma mút.
Khám phá tại hầm rượu này không chỉ góp phần hiểu rõ hơn về lịch sử và sự tương tác giữa con người và voi ma mút, mà còn đặt ra những câu hỏi thú vị về cuộc sống và hành vi của con người thời đồ đá. Việc nghiên cứu thêm có thể giúp làm sáng tỏ cách thức săn bắt và sử dụng voi ma mút của loài Homo sapiens và Neanderthal từ 125.000 năm trước.
Mời quý độc giả xem thêm video: Sắp có cuộc săn lùng quái vật hồ Loch Ness quy mô lớn.