Phân ngành Sống đuôi (Tunicata) được coi là phân ngành nguyên thủy nhất của ngành Động vật có dây sống, đôi khi được coi là dạng trung gian giữa động vật không xương sống với động vật có dây sống. Đại diện tiêu biểu của phân ngành này chính là các loài hải tiêu.Có danh pháp khoa học là Ascidiacea, Hải tiêu là một lớp động vật trông giống như thực vật, gồm khoảng 3.000 loài, phân bố trên khắp các đại dương từ vùng ngập nước, thủy triều, nước lợ đến vùng dưới biển sâu của các đại dương. Trên cây tiến hóa, chúng phát sinh từ cuối kỷ Cambri, cách đây khoảng 500 triệu năm.Là loài động vật sống tại chỗ, cơ thể hải tiêu được bọc bên ngoài bằng một lớp vỏ làm từ tunicin (cellulose động vật), có vai trò bảo vệ và làm khuôn hình dạng. Chính vì vậy mà chúng còn được gọi là "động vật có bao" (chữ "tiêu" trong tên gọi hải tiêu nghĩa là vỏ bao).Hình dạng của hải tiêu rất phong phú. Tùy theo loài mà chúng trồng giống như ngón tay, quả cà, bông hoa, thạm chí là một chiếc ấm pha trà. Các con vật này đưa nước vào ra qua mang để hấp thụ oxy, qua đường ruột để hấp thụ dinh dưỡng là những sinh vật nhỏ trong nước.Ở dạng trưởng thành, hải tiêu hầu như không mang đặc điểm nào của động vật của dây sống. Những đặc điểm này chỉ thể hiện ở hải tiêu non, được ra đời bằng hình thức sinh sản hữu tính.Ấu trùng hải tiêu mang hình thái rất giống một con nòng nọc, có mắt, não và đuôi, bơi lội tự do. Ở giữa thân chúng có một sợi dây sống, với một ống thần kính - dấu hiệu của động vật cấp cao - đi thẳng đến tận đầu mút của thân.Tuy nhiên, hải tiêu chỉ xuất hiện những đặc điểm "cao cấp" này trong vòng vài giờ. Sau đó, chúng sẽ bám dính vào một mặt cố định nào đó rồi tiêu biến tất cả các bộ phận khác, chỉ còn lại một đốt thần kinh.Đặc biệt, túi não khi còn nhỏ của chúng sẽ biến thành hạch não để hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn.Biến thái từ nhỏ đến lớn của hải tiêu ngược hẳn với chiều tiến hóa sinh giới nên được các nhà động vật học gọi là hiện tượng biến thái ngược.Bên cạnh sinh sản hữu tính (có sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng), hải tiêu còn sinh sản vô tính. Khi đó, từ thân hải tiêu sẽ mọc chồi. Chồi này lớn dần lên rồi rời khỏi thân mẹ phát triển thành một cơ thể mới.Một số loài hải tiêu, đặc biệt trong họ Molgulidae, không trải qua sự biến thái. Ở các loài này, phôi phát triển trực tiếp thành cá thể non có hình dạng giống phiên bản thu nhỏ của cá thể trưởng thành mà không trải qua giai đoạn ấu trùng có đuôi.Trong tiếng anh, hải tiêu được gọi là "sea squirt" (tia nước biển). Tên gọi này bắt nguồn từ hiện tượng: Nếu lấy ngón tay chọc vào một con hải tiêu, nó sẽ phun ra một dòng nước rất mạnh, sau đó đang từ từ thế đứng thẳng sẽ rũ xuống mềm oặt.Nhiều loài hải tiêu được con người dùng làm thực phẩm tại các khu vực khác nhau trên thế giới. Ở Nhật Bản và Hàn Quốc loài, loài hải tiêu mang tên "dứa biển" (Halocynthia roretzi) được nuôi trồng rộng rãi để làm nguyên liệu chế biến các món ăn.Trong ngành hàng hải, hải tiêu đôi khi gây ra rắc rối khi bám vào vỏ đáy tàu dày đặc, ảnh hưởng đến tốc độc chạy tàu, tốn xăng dầu, hoặc bám vào đường ống ngầm làm tắc ống.Đối với các nhà sinh vật học, hải tiêu là một đối tượng quan trọng trong việc nghiên cứu nguồn gốc và quá trình tiến hóa của các loài động vật có xương sống.Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.
Phân ngành Sống đuôi (Tunicata) được coi là phân ngành nguyên thủy nhất của ngành Động vật có dây sống, đôi khi được coi là dạng trung gian giữa động vật không xương sống với động vật có dây sống. Đại diện tiêu biểu của phân ngành này chính là các loài hải tiêu.
Có danh pháp khoa học là Ascidiacea, Hải tiêu là một lớp động vật trông giống như thực vật, gồm khoảng 3.000 loài, phân bố trên khắp các đại dương từ vùng ngập nước, thủy triều, nước lợ đến vùng dưới biển sâu của các đại dương. Trên cây tiến hóa, chúng phát sinh từ cuối kỷ Cambri, cách đây khoảng 500 triệu năm.
Là loài động vật sống tại chỗ, cơ thể hải tiêu được bọc bên ngoài bằng một lớp vỏ làm từ tunicin (cellulose động vật), có vai trò bảo vệ và làm khuôn hình dạng. Chính vì vậy mà chúng còn được gọi là "động vật có bao" (chữ "tiêu" trong tên gọi hải tiêu nghĩa là vỏ bao).
Hình dạng của hải tiêu rất phong phú. Tùy theo loài mà chúng trồng giống như ngón tay, quả cà, bông hoa, thạm chí là một chiếc ấm pha trà. Các con vật này đưa nước vào ra qua mang để hấp thụ oxy, qua đường ruột để hấp thụ dinh dưỡng là những sinh vật nhỏ trong nước.
Ở dạng trưởng thành, hải tiêu hầu như không mang đặc điểm nào của động vật của dây sống. Những đặc điểm này chỉ thể hiện ở hải tiêu non, được ra đời bằng hình thức sinh sản hữu tính.
Ấu trùng hải tiêu mang hình thái rất giống một con nòng nọc, có mắt, não và đuôi, bơi lội tự do. Ở giữa thân chúng có một sợi dây sống, với một ống thần kính - dấu hiệu của động vật cấp cao - đi thẳng đến tận đầu mút của thân.
Tuy nhiên, hải tiêu chỉ xuất hiện những đặc điểm "cao cấp" này trong vòng vài giờ. Sau đó, chúng sẽ bám dính vào một mặt cố định nào đó rồi tiêu biến tất cả các bộ phận khác, chỉ còn lại một đốt thần kinh.
Đặc biệt, túi não khi còn nhỏ của chúng sẽ biến thành hạch não để hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn.
Biến thái từ nhỏ đến lớn của hải tiêu ngược hẳn với chiều tiến hóa sinh giới nên được các nhà động vật học gọi là hiện tượng biến thái ngược.
Bên cạnh sinh sản hữu tính (có sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng), hải tiêu còn sinh sản vô tính. Khi đó, từ thân hải tiêu sẽ mọc chồi. Chồi này lớn dần lên rồi rời khỏi thân mẹ phát triển thành một cơ thể mới.
Một số loài hải tiêu, đặc biệt trong họ Molgulidae, không trải qua sự biến thái. Ở các loài này, phôi phát triển trực tiếp thành cá thể non có hình dạng giống phiên bản thu nhỏ của cá thể trưởng thành mà không trải qua giai đoạn ấu trùng có đuôi.
Trong tiếng anh, hải tiêu được gọi là "sea squirt" (tia nước biển). Tên gọi này bắt nguồn từ hiện tượng: Nếu lấy ngón tay chọc vào một con hải tiêu, nó sẽ phun ra một dòng nước rất mạnh, sau đó đang từ từ thế đứng thẳng sẽ rũ xuống mềm oặt.
Nhiều loài hải tiêu được con người dùng làm thực phẩm tại các khu vực khác nhau trên thế giới. Ở Nhật Bản và Hàn Quốc loài, loài hải tiêu mang tên "dứa biển" (Halocynthia roretzi) được nuôi trồng rộng rãi để làm nguyên liệu chế biến các món ăn.
Trong ngành hàng hải, hải tiêu đôi khi gây ra rắc rối khi bám vào vỏ đáy tàu dày đặc, ảnh hưởng đến tốc độc chạy tàu, tốn xăng dầu, hoặc bám vào đường ống ngầm làm tắc ống.
Đối với các nhà sinh vật học, hải tiêu là một đối tượng quan trọng trong việc nghiên cứu nguồn gốc và quá trình tiến hóa của các loài động vật có xương sống.
Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.