Gà lôi trắng hay còn gọi là chim lôi trắng, tên khoa học là Lophura nycthemera. Giống này thoạt nhìn trông khá giống với chim công, khiến nhiều người nhầm tưởng. Chúng thuộc họ chim trĩ, bộ nhà gà.Ngoại hình của gà lôi trắng khá lớn với kích thước một con trưởng thành trung bình dài khoảng 125 cm.Lúc nhỏ gà trống và mái đều mang chung 1 màu lông nâu đen. Khi trưởng thành con mái giữ nguyên màu lông này (hoặc có thay đổi nhưng không đáng kể), riêng con trống sẽ bắt đầu thay lông để chuyển sang màu trắng.Thông thường phải mất gần 2 năm tuổi, quá trình “biến hình” của gà lôi trống mới thành thục hẳn. Lúc đó mào có màu đen dài, cằm và họng đen; bụng hơi xanh đen (hoặc trắng), phần lông còn lại màu trắng; chân có màu đỏ tía.Gà lôi trắng thường sống ở những khu rừng phía Nam nước ta. Chúng phân bố ở độ cao khoảng 2.000m với tầng thảm tươi của các loại rừng, địa hình hơi dốc cho đến dốc.Chúng tập trung theo bầy đàn và đi dọc các khe suối trong các khu rừng gỗ thưa. Tính trung bình mỗi đàn không quá 10 con. Chúng khá dễ sống, đi cả ngày và ít khi nghỉ ngơi.Người ta thường nghe được những tiếng kêu kéo dài đặc trưng vào các giờ khác nhau trong ngày tại những khu vực chúng sinh sống. Gà lôi trắng lúc chạy thường xéo cánh và ít khi bay lên cao. Gà lôi trắng thường làm tổ trên mặt đất. Tổ rất đơn giản là một đám lá khô hay hõm đất nông. Thức ăn chính của chúng là các loài hạt, quả, củ và côn trùng trên mặt đất.Chim đực thường cất tiếng hót và “khoe mẽ” để gọi bạn tình vào đầu tháng 2. Tuy nhiên, hiện nay số lượng cá thể gà lôi trắng trong tự nhiên còn lại không nhiều và đã được đưa vào Sách Đỏ. Hiện nay, gà lôi trắng đã phát triển tốt trong môi trường nuôi nhốt, sinh sản theo mùa, thông thường từ cuối mùa xuân đến mùa hạ. Số trứng bình quân mỗi năm thu được từ 16 - 18 trứng .Mời độc giả xem video:Những hình ảnh đáng yêu của các y bác sỹ trẻ nơi tuyến đầu chống dịch. Nguồn: VTV24.
Gà lôi trắng hay còn gọi là chim lôi trắng, tên khoa học là Lophura nycthemera. Giống này thoạt nhìn trông khá giống với chim công, khiến nhiều người nhầm tưởng. Chúng thuộc họ chim trĩ, bộ nhà gà.
Ngoại hình của gà lôi trắng khá lớn với kích thước một con trưởng thành trung bình dài khoảng 125 cm.
Lúc nhỏ gà trống và mái đều mang chung 1 màu lông nâu đen. Khi trưởng thành con mái giữ nguyên màu lông này (hoặc có thay đổi nhưng không đáng kể), riêng con trống sẽ bắt đầu thay lông để chuyển sang màu trắng.
Thông thường phải mất gần 2 năm tuổi, quá trình “biến hình” của gà lôi trống mới thành thục hẳn. Lúc đó mào có màu đen dài, cằm và họng đen; bụng hơi xanh đen (hoặc trắng), phần lông còn lại màu trắng; chân có màu đỏ tía.
Gà lôi trắng thường sống ở những khu rừng phía Nam nước ta. Chúng phân bố ở độ cao khoảng 2.000m với tầng thảm tươi của các loại rừng, địa hình hơi dốc cho đến dốc.
Chúng tập trung theo bầy đàn và đi dọc các khe suối trong các khu rừng gỗ thưa. Tính trung bình mỗi đàn không quá 10 con. Chúng khá dễ sống, đi cả ngày và ít khi nghỉ ngơi.
Người ta thường nghe được những tiếng kêu kéo dài đặc trưng vào các giờ khác nhau trong ngày tại những khu vực chúng sinh sống. Gà lôi trắng lúc chạy thường xéo cánh và ít khi bay lên cao.
Gà lôi trắng thường làm tổ trên mặt đất. Tổ rất đơn giản là một đám lá khô hay hõm đất nông. Thức ăn chính của chúng là các loài hạt, quả, củ và côn trùng trên mặt đất.
Chim đực thường cất tiếng hót và “khoe mẽ” để gọi bạn tình vào đầu tháng 2.
Tuy nhiên, hiện nay số lượng cá thể gà lôi trắng trong tự nhiên còn lại không nhiều và đã được đưa vào Sách Đỏ.
Hiện nay, gà lôi trắng đã phát triển tốt trong môi trường nuôi nhốt, sinh sản theo mùa, thông thường từ cuối mùa xuân đến mùa hạ. Số trứng bình quân mỗi năm thu được từ 16 - 18 trứng .
Mời độc giả xem video:Những hình ảnh đáng yêu của các y bác sỹ trẻ nơi tuyến đầu chống dịch. Nguồn: VTV24.