1. Internet (1960s-1990s). Tạo ra nền tảng cho mạng toàn cầu kết nối hàng tỷ người, Internet thay đổi hoàn toàn cách con người trao đổi thông tin, giao tiếp và kinh doanh. Đến nay, Internet đã trở thành xương sống của xã hội hiện đại. Ảnh: Pinterest. 2. Máy tính cá nhân (PC) (1970s). Các thiết bị tính toán cá nhân đầu tiên như Apple I, IBM PC đã mang sức mạnh tính toán vào tay cá nhân và doanh nghiệp, mở ra một kỷ nguyên mới của công nghệ thông tin. Ảnh: Pinterest. 3. Điện thoại di động (1973). Được giới thiệu lần đầu tiên bởi Motorola, điện thoại di động đã thay đổi cách con người liên lạc, giúp kết nối dễ dàng hơn bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu. Ảnh: Pinterest. 4. Truyền hình màu (1950s-1960s). Thay thế cho màn hình đen trắng, hệ thống truyền hình phát màu mở ra kỷ nguyên giải trí và truyền thông mới với hình ảnh sống động, thu hút hàng tỷ khán giả trên toàn thế giới. Ảnh: Pinterest. 5. Máy bay phản lực (1930s-1940s). Động cơ phản lực cho máy bay đã tạo ra cách mạng cho ngành hàng không, thay đổi cách di chuyển toàn cầu, rút ngắn thời gian di chuyển và thúc đẩy kinh tế quốc tế và du lịch. Ảnh: Pinterest. 6. Tàu vũ trụ (1960s). Sự kiện nhà du hành Yuri Gagarin bay vào vũ trụ trên tàu Phương Đông 1 mở ra chương mới cho sự tiến bộ khoa học và các khả năng thám hiểm vũ trụ của con người. Ảnh: Pinterest. 7. Laser (1960). Thiết bị phát ra ánh sáng cường độ cao và chính xác này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y tế, viễn thông, công nghiệp và giải trí. Ảnh: Pinterest. 8. Bóng bán dẫn (1947). Được phát minh bởi Bell Labs, bóng bán dẫn là thành phần chính trong việc phát triển mạch tích hợp và vi xử lý, là nền tảng của tất cả các thiết bị điện tử hiện đại như máy tính và điện thoại di động. Ảnh: Pinterest. 9. Truyền hình cáp (1948). Hệ thống truyền hình sử dụng cáp thay vì tín hiệu không dây mở rộng phạm vi và chất lượng của dịch vụ truyền hình, giúp tiếp cận với nhiều kênh và nội dung phong phú. Ảnh: Pinterest. 10. Máy ảnh kỹ thuật số (1975). Được phát triển lần đầu tiên bởi Kodak, máy ảnh kỹ thuật số thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp nhiếp ảnh, giúp lưu trữ và chỉnh sửa hình ảnh dễ dàng hơn bao giờ hết. Ảnh: Pinterest. 11. Chip vi xử lý (1970s). Sự ra đời của các chip vi xử lý là nền tảng cho các sản phẩm công nghệ như điện thoại, máy tính, và nhiều thiết bị khác, dẫn đến kỷ nguyên số hóa. Ảnh: Pinterest. 12. Điện hạt nhân (1954). Hoạt động lần đầu tiên tại Liên Xô, nhà máy điện hạt nhân cung cấp nguồn năng lượng sạch và gần như vô tận, là bước tiến lớn trong việc cung cấp năng lượng cho các quốc gia. Ảnh: Pinterest. 13. Internet di động (1990s-2000s). Kết nối Internet qua mạng di động đã mang đến khả năng truy cập các trang web và liên lạc mọi lúc mọi nơi, thay đổi cách sống và làm việc của hàng tỉ người. Ảnh: Pinterest. 14. Thẻ tín dụng (1950). Được phát hành lần đầu bởi Diners Club, thẻ tín dụng cách mạng hóa thương mại toàn cầu và tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế tiêu dùng. Ảnh: Pinterest. 15. Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) (1973-1990s). Được phát triển bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, GPS cung cấp khả năng định vị chính xác trên toàn thế giới, được ứng dụng trong giao thông, quân sự và các ngành khác. Ảnh: Pinterest.Mời quý độc giả xem video: Đa dạng ứng dụng của công nghệ blockchain. Nguồn: VTV24.
;">
1. Internet (1960s-1990s). Tạo ra nền tảng cho mạng toàn cầu kết nối hàng tỷ người, Internet thay đổi hoàn toàn cách con người trao đổi thông tin, giao tiếp và kinh doanh. Đến nay, Internet đã trở thành xương sống của xã hội hiện đại. Ảnh: Pinterest.
2. Máy tính cá nhân (PC) (1970s). Các thiết bị tính toán cá nhân đầu tiên như Apple I, IBM PC đã mang sức mạnh tính toán vào tay cá nhân và doanh nghiệp, mở ra một kỷ nguyên mới của công nghệ thông tin. Ảnh: Pinterest.
3. Điện thoại di động (1973). Được giới thiệu lần đầu tiên bởi Motorola, điện thoại di động đã thay đổi cách con người liên lạc, giúp kết nối dễ dàng hơn bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu. Ảnh: Pinterest.
4. Truyền hình màu (1950s-1960s). Thay thế cho màn hình đen trắng, hệ thống truyền hình phát màu mở ra kỷ nguyên giải trí và truyền thông mới với hình ảnh sống động, thu hút hàng tỷ khán giả trên toàn thế giới. Ảnh: Pinterest.
5. Máy bay phản lực (1930s-1940s). Động cơ phản lực cho máy bay đã tạo ra cách mạng cho ngành hàng không, thay đổi cách di chuyển toàn cầu, rút ngắn thời gian di chuyển và thúc đẩy kinh tế quốc tế và du lịch. Ảnh: Pinterest.
6. Tàu vũ trụ (1960s). Sự kiện nhà du hành Yuri Gagarin bay vào vũ trụ trên tàu Phương Đông 1 mở ra chương mới cho sự tiến bộ khoa học và các khả năng thám hiểm vũ trụ của con người. Ảnh: Pinterest.
7. Laser (1960). Thiết bị phát ra ánh sáng cường độ cao và chính xác này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y tế, viễn thông, công nghiệp và giải trí. Ảnh: Pinterest.
8. Bóng bán dẫn (1947). Được phát minh bởi Bell Labs, bóng bán dẫn là thành phần chính trong việc phát triển mạch tích hợp và vi xử lý, là nền tảng của tất cả các thiết bị điện tử hiện đại như máy tính và điện thoại di động. Ảnh: Pinterest.
9. Truyền hình cáp (1948). Hệ thống truyền hình sử dụng cáp thay vì tín hiệu không dây mở rộng phạm vi và chất lượng của dịch vụ truyền hình, giúp tiếp cận với nhiều kênh và nội dung phong phú. Ảnh: Pinterest.
10. Máy ảnh kỹ thuật số (1975). Được phát triển lần đầu tiên bởi Kodak, máy ảnh kỹ thuật số thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp nhiếp ảnh, giúp lưu trữ và chỉnh sửa hình ảnh dễ dàng hơn bao giờ hết. Ảnh: Pinterest.
11. Chip vi xử lý (1970s). Sự ra đời của các chip vi xử lý là nền tảng cho các sản phẩm công nghệ như điện thoại, máy tính, và nhiều thiết bị khác, dẫn đến kỷ nguyên số hóa. Ảnh: Pinterest.
12. Điện hạt nhân (1954). Hoạt động lần đầu tiên tại Liên Xô, nhà máy điện hạt nhân cung cấp nguồn năng lượng sạch và gần như vô tận, là bước tiến lớn trong việc cung cấp năng lượng cho các quốc gia. Ảnh: Pinterest.
13. Internet di động (1990s-2000s). Kết nối Internet qua mạng di động đã mang đến khả năng truy cập các trang web và liên lạc mọi lúc mọi nơi, thay đổi cách sống và làm việc của hàng tỉ người. Ảnh: Pinterest.
14. Thẻ tín dụng (1950). Được phát hành lần đầu bởi Diners Club, thẻ tín dụng cách mạng hóa thương mại toàn cầu và tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế tiêu dùng. Ảnh: Pinterest.
15. Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) (1973-1990s). Được phát triển bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, GPS cung cấp khả năng định vị chính xác trên toàn thế giới, được ứng dụng trong giao thông, quân sự và các ngành khác. Ảnh: Pinterest.
Mời quý độc giả xem video: Đa dạng ứng dụng của công nghệ blockchain. Nguồn: VTV24.
;">