Không phải cứ to con, vạm vỡ thì mới sở hữu “của quý” to. Con hà biển là minh chứng rõ nhất cho câu: “Nhỏ mà có võ”. Hà biển là loài động vật chân khớp đặc biệt, phần chân đã tiêu biến, thuộc cận lớp Cirripedia trong phân ngành Giáp xác, có họ với cua và tôm hùm. Hà biển tên khoa học là Cirripedia, chỉ sống ở vùng nước mặn, thường là vùng thủy triều, nước nông.
Ảnh minh họa.
Vì không có chân nên hà biển cả cuộc đời chẳng thể di chuyển. Thay vào đó, chúng bám vào các vách đá, tàu thuyền hay các động vật khác. Hà biển còn có biệt danh là loài “siêu ăn bám” cũng vì thế.
Ở Việt Nam, hà biển là đặc sản khu vực Hạ Long, Quảng Ninh. Chúng không thể nuôi theo phương thức nhân tạo mà chỉ có thể khai thác từ tự nhiên. Cách khai thác hà biển cũng không đơn giản, chỉ cần sơ suất con người có thể chảy máu.
Thế nhưng, con hà ít ra cũng không hoàn toàn “vô dụng”. Bởi chúng được đánh giá rất cao trong ẩm thực. Người dân thích những món ăn làm từ hà vì ngon, dễ ăn lại giàu dinh dưỡng. Đặc biệt con hà biển được cho là rất tốt cho sinh lý của đàn ông.
Thêm một điều đáng chú ý về hà biển, chúng là loài động vật có “của quý” lớn nhất theo tỷ lệ kích thước cơ thể. Được biết, “chỗ đó” của một con hà đực có kích thước gấp 8 – 9 lần cơ thể nó.
Điều này cũng do đặc tính sinh sống của hà biển. Chúng cả đời không di chuyển nên việc sinh sản hữu tính rất khó khăn, lại không có vỏ để giao phối. Thế nên hà có “của quý” cực dài, vai trò như một chiếc cần câu, thả trôi theo sóng, chạm đến con cái là sẽ bắt đầu thụ tinh.