Có nguồn gốc từ Đông Nam Á, loài tre Dendrocalamus giganteus thường được gọi là tre khổng lồ hoặc tre rồng, được coi là loài tre lớn nhất trên thế giới. Ảnh: Guadua Bamboo.Những cây tre này mọc thành cụm, thường đạt tới độ cao 30 mét.Một cụm tre khổng lồ ở Arunachal Pradesh, Ấn Độ, được ghi nhận đạt tới chiều cao kỷ lục là 42 mét. Ảnh: Reddit.Chiều dài mỗi đốt tre từ 25–40 cm, đường kính 10–35 cm. Lá có thể dài đến 20 cm. Thành ống dày đến 2,5 cm. Gốc cây mập mạp, các cành nhánh chỉ mọc ra từ những đốt trên cùng.Bẹ lớn và rộng, chiều dài và chiều rộng khoảng 40–60 cm. Ảnh: Guadua Bamboo.Măng của tre khổng lồ có kích thước lớn hơn nhiều so với măng của các loài tre thường gặp. Trong điều kiện thuận lợi, nó có thể cao thêm tới 40 cm mỗi ngày. Ảnh: SoCal ABS.Kỷ lục về tăng trưởng của tre khổng lồ là 46 cm trong 24 giờ, được thiết lập vào ngày 29-30/7/1903 tại Vườn Bách thảo Hoàng gia Peradeniya ở Ceylon (Sri Lanka). Ảnh: Guadua Bamboo.Trong tự nhiên, tre khổng lồ mọc nhiều trong các khu rừng rậm và dọc bờ sông. Chu kỳ ra hoa và tạo hạt giống của cây mất khoảng 40 năm. Ảnh: Pow.Tre khổng lồ mọc nhiều ở Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Lào và Trung Quốc (tỉnh Vân Nam). Ảnh: Lovecrewar.Ở Việt Nam, tre khổng lồ được ghi nhận tại một số vùng nhưng số lượng hạn chế và chưa được nghiên cứu đầy đủ về khu vực phân bố, đặc điểm sinh thái. Ảnh: Guadua Bamboo.Tùy theo địa phương, chúng được người Việt gọi bằng những cái tên khác nhau như mạnh tông to, mai ống, mạy mười lay, bắp cày, luồng nước…Tre khổng lồ có nhiều ứng dụng khác nhau như làm vật liệu xây dựng, làm đồ thủ công mĩ nghệ, dệt vải sợi tre, măng tre dùng làm thực phẩm… Ảnh: Amazon.
Có nguồn gốc từ Đông Nam Á, loài tre Dendrocalamus giganteus thường được gọi là tre khổng lồ hoặc tre rồng, được coi là loài tre lớn nhất trên thế giới. Ảnh: Guadua Bamboo.
Những cây tre này mọc thành cụm, thường đạt tới độ cao 30 mét.
Một cụm tre khổng lồ ở Arunachal Pradesh, Ấn Độ, được ghi nhận đạt tới chiều cao kỷ lục là 42 mét. Ảnh: Reddit.
Chiều dài mỗi đốt tre từ 25–40 cm, đường kính 10–35 cm. Lá có thể dài đến 20 cm. Thành ống dày đến 2,5 cm. Gốc cây mập mạp, các cành nhánh chỉ mọc ra từ những đốt trên cùng.
Bẹ lớn và rộng, chiều dài và chiều rộng khoảng 40–60 cm. Ảnh: Guadua Bamboo.
Măng của tre khổng lồ có kích thước lớn hơn nhiều so với măng của các loài tre thường gặp. Trong điều kiện thuận lợi, nó có thể cao thêm tới 40 cm mỗi ngày. Ảnh: SoCal ABS.
Kỷ lục về tăng trưởng của tre khổng lồ là 46 cm trong 24 giờ, được thiết lập vào ngày 29-30/7/1903 tại Vườn Bách thảo Hoàng gia Peradeniya ở Ceylon (Sri Lanka). Ảnh: Guadua Bamboo.
Trong tự nhiên, tre khổng lồ mọc nhiều trong các khu rừng rậm và dọc bờ sông. Chu kỳ ra hoa và tạo hạt giống của cây mất khoảng 40 năm. Ảnh: Pow.
Tre khổng lồ mọc nhiều ở Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Lào và Trung Quốc (tỉnh Vân Nam). Ảnh: Lovecrewar.
Ở Việt Nam, tre khổng lồ được ghi nhận tại một số vùng nhưng số lượng hạn chế và chưa được nghiên cứu đầy đủ về khu vực phân bố, đặc điểm sinh thái. Ảnh: Guadua Bamboo.
Tùy theo địa phương, chúng được người Việt gọi bằng những cái tên khác nhau như mạnh tông to, mai ống, mạy mười lay, bắp cày, luồng nước…
Tre khổng lồ có nhiều ứng dụng khác nhau như làm vật liệu xây dựng, làm đồ thủ công mĩ nghệ, dệt vải sợi tre, măng tre dùng làm thực phẩm… Ảnh: Amazon.