Năm 2023, khi đang thả lưới ở Nam Đại Dương, các nhà khoa học đã rất bất ngờ khi tìm thấy một sinh vật hoàn toàn mới thuộc loài Crinoids (huệ biển). Ảnh: Greg Rouse.Cụ thể, sinh vật mới này có tới 20 cánh tay phân nhánh từ trung tâm cơ thể và được đặt tên là sao lông vũ dâu tây Nam Cực do hình dáng có phần giống quả dâu tây. Ảnh: Greg Rouse.Nhiều trang tin lập tức liên tưởng ngoại hình của sao lông vũ dâu tây Nam Cực có phần rất giống với Facehugger (Thể bám mặt), sinh vật ngoài hành tinh đầu tiên được giới thiệu trong bộ phim Alien năm 1979. Ảnh: dailyO.Theo các báo cáo, loài vật này có thể được tìm thấy khắp Nam Đại Dương từ độ sâu khoảng 65-1.170 m. Ảnh: National Geographic.Bên cạnh ngoại hình kỳ lạ, sao lông vũ dâu tây Nam Cực cũng có “dáng vẻ khác lạ” khi bơi. Cụ thể, cánh tay của loài này được mô tả là hoạt động như một vũ công dưới nước khi di chuyển. Chính chuyển động nhịp nhàng này là điều đã mê hoặc các chuyên gia sinh học biển. Ảnh: NOAA.Loài vật này có hình dạng gần như hình tam giác với đặc điểm rộng hơn ở phía trên và thuôn nhọn, trong khi thân dưới lại tròn. Một đặc điểm thú vị của loài huệ biển là chúng có thể tái tạo các chi vô hạn. Theo nhà sinh vật học Angela Stevenson thuộc Đại học British Columbia, quá trình tái tạo chi có thể là lý do giúp loài này tồn tại trong hơn 200 triệu năm. Ảnh: National Geographic.Loài huệ biển chủ yếu bám vào những tảng đá và rạn san hô trong phần lớn thời gian sinh sống. Chúng rất ít khi di chuyển khỏi nơi cư trú của mình, do đó rất hiếm để bắt gặp cảnh tượng loài động vật này bơi lội. Ảnh: Magnus Deep Below.Việc kéo lưới dọc theo Nam Đại Dương của nhóm nghiên cứu Mỹ đã xác định tổng cộng 4 loài sao lông vũ mới. Trong số này, loài Promachocrinus fragarius nổi bật nhất với số lượng cánh tay lên tới 20, trong khi các loài khác chỉ khoảng 10 cánh tay. Ảnh: Tim Sheerman-Chase/Flickr.
Năm 2023, khi đang thả lưới ở Nam Đại Dương, các nhà khoa học đã rất bất ngờ khi tìm thấy một sinh vật hoàn toàn mới thuộc loài Crinoids (huệ biển). Ảnh: Greg Rouse.
Cụ thể, sinh vật mới này có tới 20 cánh tay phân nhánh từ trung tâm cơ thể và được đặt tên là sao lông vũ dâu tây Nam Cực do hình dáng có phần giống quả dâu tây. Ảnh: Greg Rouse.
Nhiều trang tin lập tức liên tưởng ngoại hình của sao lông vũ dâu tây Nam Cực có phần rất giống với Facehugger (Thể bám mặt), sinh vật ngoài hành tinh đầu tiên được giới thiệu trong bộ phim Alien năm 1979. Ảnh: dailyO.
Theo các báo cáo, loài vật này có thể được tìm thấy khắp Nam Đại Dương từ độ sâu khoảng 65-1.170 m. Ảnh: National Geographic.
Bên cạnh ngoại hình kỳ lạ, sao lông vũ dâu tây Nam Cực cũng có “dáng vẻ khác lạ” khi bơi. Cụ thể, cánh tay của loài này được mô tả là hoạt động như một vũ công dưới nước khi di chuyển. Chính chuyển động nhịp nhàng này là điều đã mê hoặc các chuyên gia sinh học biển. Ảnh: NOAA.
Loài vật này có hình dạng gần như hình tam giác với đặc điểm rộng hơn ở phía trên và thuôn nhọn, trong khi thân dưới lại tròn. Một đặc điểm thú vị của loài huệ biển là chúng có thể tái tạo các chi vô hạn. Theo nhà sinh vật học Angela Stevenson thuộc Đại học British Columbia, quá trình tái tạo chi có thể là lý do giúp loài này tồn tại trong hơn 200 triệu năm. Ảnh: National Geographic.
Loài huệ biển chủ yếu bám vào những tảng đá và rạn san hô trong phần lớn thời gian sinh sống. Chúng rất ít khi di chuyển khỏi nơi cư trú của mình, do đó rất hiếm để bắt gặp cảnh tượng loài động vật này bơi lội. Ảnh: Magnus Deep Below.
Việc kéo lưới dọc theo Nam Đại Dương của nhóm nghiên cứu Mỹ đã xác định tổng cộng 4 loài sao lông vũ mới. Trong số này, loài Promachocrinus fragarius nổi bật nhất với số lượng cánh tay lên tới 20, trong khi các loài khác chỉ khoảng 10 cánh tay. Ảnh: Tim Sheerman-Chase/Flickr.