Năm 2019, các nhà khoa học Mỹ và Việt Nam đang nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Hà Giang bất ngờ phát hiện một con rắn kỳ lạ có màu sẫm và sở hữu lớp vảy đặc biệt, sáng lấp lánhSau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện, con rắn là một loài trong họ Achalinus hiếm gặp và còn được gọi với cái tên 'rắn vảy kỳ lạ'. Loài rắn mới này được nhóm nghiên cứu của Smithsonian tạm thời đặt tên là Achalinus Zugorum.Trước đó, ở Việt Nam cũng xuất hiện loài rắn có lớp vảy nhiều màu độc đáo là loài rắn hổ hành, hay rắn mống (có danh pháp khoa học là Xenopeltis unicolor). Chúng phân bổ trên khắp vùng đất liền và đảo của Đông Nam Á, trong đó sống khá nhiều ở Việt Nam.Điểm đặc biệt nhất ở loài rắn này đó chính là chúng sở hữu lớp vảy ngũ sắc, có thể phát màu sặc sỡ, óng ánh dưới ánh nắng.Phần lưng rắn hổ hành thường có màu nâu ánh đỏ, hoặc ánh đen, phần bụng màu xám trắng không có họa tiết trang trí.Mặc dù có lớp da đặc biệt như vậy nhưng rắn mống lại sống chủ yếu là lòng đất, chui rúc dưới lớp lá cây rụng, dưới khúc gỗ và trong lớp đất ấm hay tận dụng hang do sinh vật khác tạo ra.Giống như các loài bò sát đào hang khác, cơ thể chúng khá tròn, đầu tù, đuôi ngắn. Cá thể rắn trưởng thành có thể dài tới 1,3m, còn trung bình khoảng 80 - 100cm.Rắn mống có kiểu răng khá đặc biệt, thay vì cố định ở 1 chỗ, răng rắn mống thường có nhiều răng nhỏ, sắc - gắn với xương hàm bằng sợi cơ linh động, tạo ra như 1 dạng bản lề.Những chiếc răng này gập lên xuống được, nhưng thường là theo hướng phía sau. Điều này sẽ giúp chúng nuốt con mồi cứng, như thằn lằn, chim, ếch nhái... 1 cách nhanh gọn hơn.Hay nói đơn giản, hàm răng đặc biệt sẽ khóa chặt con mồi lại 1 chỗ, không cho chúng có cơ hội thoát ra, lúc này rắn ta sẽ từ từ thưởng thức.Do không có nọc độc thế nên rắn mống sẽ phải vận dụng kỹ năng co cơ giống như trăn để siết chặt và khóa con mồi trước khi vận động cơ miệng nhấm mồi.
Năm 2019, các nhà khoa học Mỹ và Việt Nam đang nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Hà Giang bất ngờ phát hiện một con rắn kỳ lạ có màu sẫm và sở hữu lớp vảy đặc biệt, sáng lấp lánh
Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện, con rắn là một loài trong họ Achalinus hiếm gặp và còn được gọi với cái tên 'rắn vảy kỳ lạ'. Loài rắn mới này được nhóm nghiên cứu của Smithsonian tạm thời đặt tên là Achalinus Zugorum.
Trước đó, ở Việt Nam cũng xuất hiện loài rắn có lớp vảy nhiều màu độc đáo là loài rắn hổ hành, hay rắn mống (có danh pháp khoa học là Xenopeltis unicolor). Chúng phân bổ trên khắp vùng đất liền và đảo của Đông Nam Á, trong đó sống khá nhiều ở Việt Nam.
Điểm đặc biệt nhất ở loài rắn này đó chính là chúng sở hữu lớp vảy ngũ sắc, có thể phát màu sặc sỡ, óng ánh dưới ánh nắng.
Phần lưng rắn hổ hành thường có màu nâu ánh đỏ, hoặc ánh đen, phần bụng màu xám trắng không có họa tiết trang trí.
Mặc dù có lớp da đặc biệt như vậy nhưng rắn mống lại sống chủ yếu là lòng đất, chui rúc dưới lớp lá cây rụng, dưới khúc gỗ và trong lớp đất ấm hay tận dụng hang do sinh vật khác tạo ra.
Giống như các loài bò sát đào hang khác, cơ thể chúng khá tròn, đầu tù, đuôi ngắn. Cá thể rắn trưởng thành có thể dài tới 1,3m, còn trung bình khoảng 80 - 100cm.
Rắn mống có kiểu răng khá đặc biệt, thay vì cố định ở 1 chỗ, răng rắn mống thường có nhiều răng nhỏ, sắc - gắn với xương hàm bằng sợi cơ linh động, tạo ra như 1 dạng bản lề.
Những chiếc răng này gập lên xuống được, nhưng thường là theo hướng phía sau. Điều này sẽ giúp chúng nuốt con mồi cứng, như thằn lằn, chim, ếch nhái... 1 cách nhanh gọn hơn.
Hay nói đơn giản, hàm răng đặc biệt sẽ khóa chặt con mồi lại 1 chỗ, không cho chúng có cơ hội thoát ra, lúc này rắn ta sẽ từ từ thưởng thức.
Do không có nọc độc thế nên rắn mống sẽ phải vận dụng kỹ năng co cơ giống như trăn để siết chặt và khóa con mồi trước khi vận động cơ miệng nhấm mồi.