Cá hề (clownfish) là loài động vật biển đặc trưng bởi cơ thể cam với 3 vạch trắng.Cá hề là động vật lưỡng tính, sở hữu khả năng sinh sản của cả con đực lẫn cái. Dẫu vậy, chúng không cùng lúc sản sinh trứng và tinh trùng - khi sinh ra cá hề chỉ có 1 giới tính nhưng có thể chuyển giới khi cần thiết.Cá hawkfish sống thành đàn nhưng chỉ có duy nhất một con cá đực đồng thời cũng là con cá lớn nhất trong đàn.Khi con cá đực chết hoặc mất tích, một trong số các con cá cái sẽ biến đổi thành con đực để thay thế vị trí đó.Cá vược (bass) đực sống trên nhiều con sông trên khắp nước Mỹ có những bộ phận cơ thể giống con cái. Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy khoảng 70 - 90% số lượng cá vược đực ở khu vực đông nam nước Mỹ bây giờ là động vật lưỡng tính. Chúng có tế bào trứng chưa trưởng thành phát triển trong tinh hoàn.Trong khi hầu hết anh em cá chình moray sinh ra với chỉ 1 giới tính (đực hoặc cái) và duy trì đến lúc chết. Tuy nhiên, một số cá thể cá chình ruy băng (ribbon moray) lại không rõ ràng về giới tính, thậm chí chuyển đổi linh hoạt từ đực sang cái tùy tình hình.Sên chuối (banana slug) có cơ thể màu vàng và chiều dài cơ thể khoảng 25 cm. Sên chuối là động vật lưỡng tính, nghĩa là chúng đồng thời sử dụng cả cơ quan sinh sản đực và cái.Mặc dù có khả năng tự thụ tinh, nhưng hầu hết những con sên chuối đều tìm cho mình một bạn tình khác để giao phối.Ở một số sinh vật như bướm, sự phân hóa giới tính có thể được nhìn thấy trên toàn bộ cơ thể. Theo nghĩa đen, trên cơ thể con vật hiển thị cả màu sắc và đặc điểm của con đực và con cái. Tình trạng hai giới tính hiếm gặp này được gọi là gynandromorphism. Đây là kết quả từ một lỗi gene di truyền trong quá trình phân chia tế bào ban đầu.Một số chi trong họ hồng tước (cardinal) sở hữu đặc điểm cơ thể của cả đực và cái. Cá thể chim trong hình có một nửa bộ lông màu nâu xám (đặc điểm của chim cái) và một nửa bộ lông có màu đỏ sáng (đặc điểm của chim đực).Trong tự nhiên, ngày càng có nhiều ếch đực đang biến đổi thành ếch cái hoàn chỉnh với cơ quan sinh sản đầy đủ chức năng. Nguyên nhân chính khiến ếch trở thành loài lưỡng tính là do thuốc diệt cỏ atrazine theo dòng chảy tích tụ vào các sông, hồ, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển giới tính của ếch.Ngoài nọc độc và vẻ ngoài dữ tợn, bọn rắn hổ mang cá còn có đặc điểm giới tính khác lạ. Nhiều con hổ mang cá cái có thể tự thụ tinh mà không cần rắn đực. Điều này từng khiến giới khoa học kinh ngạc vì hiếm có loài rắn nào tự thực hiện chức năng sinh sản của cả đực lẫn cái.Rồng râu (Bearded dragon) sống ở Australia có khả năng đảo ngược giới tính từ trong trứng. Các nghiên cứu cho thấy, khi nhiệt độ ấm trong quá trình ấp trứng, những con rồng râu đực thường đảo ngược giới tính để trở thành con cái.
Cá hề (clownfish) là loài động vật biển đặc trưng bởi cơ thể cam với 3 vạch trắng.
Cá hề là động vật lưỡng tính, sở hữu khả năng sinh sản của cả con đực lẫn cái. Dẫu vậy, chúng không cùng lúc sản sinh trứng và tinh trùng - khi sinh ra cá hề chỉ có 1 giới tính nhưng có thể chuyển giới khi cần thiết.
Cá hawkfish sống thành đàn nhưng chỉ có duy nhất một con cá đực đồng thời cũng là con cá lớn nhất trong đàn.
Khi con cá đực chết hoặc mất tích, một trong số các con cá cái sẽ biến đổi thành con đực để thay thế vị trí đó.
Cá vược (bass) đực sống trên nhiều con sông trên khắp nước Mỹ có những bộ phận cơ thể giống con cái. Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy khoảng 70 - 90% số lượng cá vược đực ở khu vực đông nam nước Mỹ bây giờ là động vật lưỡng tính. Chúng có tế bào trứng chưa trưởng thành phát triển trong tinh hoàn.
Trong khi hầu hết anh em cá chình moray sinh ra với chỉ 1 giới tính (đực hoặc cái) và duy trì đến lúc chết. Tuy nhiên, một số cá thể cá chình ruy băng (ribbon moray) lại không rõ ràng về giới tính, thậm chí chuyển đổi linh hoạt từ đực sang cái tùy tình hình.
Sên chuối (banana slug) có cơ thể màu vàng và chiều dài cơ thể khoảng 25 cm. Sên chuối là động vật lưỡng tính, nghĩa là chúng đồng thời sử dụng cả cơ quan sinh sản đực và cái.
Mặc dù có khả năng tự thụ tinh, nhưng hầu hết những con sên chuối đều tìm cho mình một bạn tình khác để giao phối.
Ở một số sinh vật như bướm, sự phân hóa giới tính có thể được nhìn thấy trên toàn bộ cơ thể. Theo nghĩa đen, trên cơ thể con vật hiển thị cả màu sắc và đặc điểm của con đực và con cái. Tình trạng hai giới tính hiếm gặp này được gọi là gynandromorphism. Đây là kết quả từ một lỗi gene di truyền trong quá trình phân chia tế bào ban đầu.
Một số chi trong họ hồng tước (cardinal) sở hữu đặc điểm cơ thể của cả đực và cái. Cá thể chim trong hình có một nửa bộ lông màu nâu xám (đặc điểm của chim cái) và một nửa bộ lông có màu đỏ sáng (đặc điểm của chim đực).
Trong tự nhiên, ngày càng có nhiều ếch đực đang biến đổi thành ếch cái hoàn chỉnh với cơ quan sinh sản đầy đủ chức năng. Nguyên nhân chính khiến ếch trở thành loài lưỡng tính là do thuốc diệt cỏ atrazine theo dòng chảy tích tụ vào các sông, hồ, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển giới tính của ếch.
Ngoài nọc độc và vẻ ngoài dữ tợn, bọn rắn hổ mang cá còn có đặc điểm giới tính khác lạ. Nhiều con hổ mang cá cái có thể tự thụ tinh mà không cần rắn đực. Điều này từng khiến giới khoa học kinh ngạc vì hiếm có loài rắn nào tự thực hiện chức năng sinh sản của cả đực lẫn cái.
Rồng râu (Bearded dragon) sống ở Australia có khả năng đảo ngược giới tính từ trong trứng. Các nghiên cứu cho thấy, khi nhiệt độ ấm trong quá trình ấp trứng, những con rồng râu đực thường đảo ngược giới tính để trở thành con cái.