Được phát hiện bởi nhà khoa học Thụy Sĩ Albert Hofmann vào năm 1943 với mục đích điều trị tâm thần, LSD (Lysergic Acid Diethylamide) hiện nay đã biến thành chất ma túy nguy hiểm.LSD không màu, không mùi, không vị, tồn tại dưới dạng viên nhộng, viên nén và “viên giấy” (giấy tẩm LSD). Mỗi miếng giấy LSD có kích thước khoảng 1,5cm x 1,5cm, tan nhanh trong miệng và tác dụng trực tiếp lên não chỉ sau vài phút.Sau khi sử dụng, LSD gây giãn đồng tử, thay đổi nhiệt độ cơ thể, rối loạn huyết áp và nhịp tim. Người dùng thường mất ngủ, khô miệng, run rẩy và thay đổi tâm trạng đột ngột.LSD gây ảo giác mạnh, làm biến đổi hình dáng và màu sắc sự vật xung quanh, tạo cảm giác như ở thế giới khác.LSD kích động người dùng, gây ảo giác mạnh và làm giảm khả năng suy xét, nhận biết nguy hiểm. Một số người thậm chí có thể nhảy ra khỏi cửa sổ hoặc đứng giữa ngã tư đông đúc để ngắm Mặt trời.Tác động của LSD kéo dài hàng tuần, thậm chí cả năm, gây tổn thương tâm lý, trầm cảm và nguy cơ tâm thần phân liệt suốt đời.LSD tích tụ trong cơ thể, dẫn đến “nhờn” thuốc, buộc người dùng phải sử dụng liều lượng cao hơn để đạt trạng thái “phê thuốc”. Điều này gia tăng nguy cơ tổn thương tâm lý nghiêm trọng, đẩy họ vào vòng xoáy trầm cảm và rối loạn tâm thần kéo dài.LSD không chỉ gây tác hại tức thời lên cơ thể mà còn để lại hậu quả lâu dài lên tâm lý con người. Nhận thức đúng đắn về nguy cơ của loại ma túy này là bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ, trước sự xâm nhập của các chất kích thích nguy hiểm.Mời quý độc giả xem thêm video: Một cơ trưởng VietnamAirlines bị sa thải vì dương tính với ma tuý.
Được phát hiện bởi nhà khoa học Thụy Sĩ Albert Hofmann vào năm 1943 với mục đích điều trị tâm thần, LSD (Lysergic Acid Diethylamide) hiện nay đã biến thành chất ma túy nguy hiểm.
LSD không màu, không mùi, không vị, tồn tại dưới dạng viên nhộng, viên nén và “viên giấy” (giấy tẩm LSD). Mỗi miếng giấy LSD có kích thước khoảng 1,5cm x 1,5cm, tan nhanh trong miệng và tác dụng trực tiếp lên não chỉ sau vài phút.
Sau khi sử dụng, LSD gây giãn đồng tử, thay đổi nhiệt độ cơ thể, rối loạn huyết áp và nhịp tim. Người dùng thường mất ngủ, khô miệng, run rẩy và thay đổi tâm trạng đột ngột.
LSD gây ảo giác mạnh, làm biến đổi hình dáng và màu sắc sự vật xung quanh, tạo cảm giác như ở thế giới khác.
LSD kích động người dùng, gây ảo giác mạnh và làm giảm khả năng suy xét, nhận biết nguy hiểm. Một số người thậm chí có thể nhảy ra khỏi cửa sổ hoặc đứng giữa ngã tư đông đúc để ngắm Mặt trời.
Tác động của LSD kéo dài hàng tuần, thậm chí cả năm, gây tổn thương tâm lý, trầm cảm và nguy cơ tâm thần phân liệt suốt đời.
LSD tích tụ trong cơ thể, dẫn đến “nhờn” thuốc, buộc người dùng phải sử dụng liều lượng cao hơn để đạt trạng thái “phê thuốc”. Điều này gia tăng nguy cơ tổn thương tâm lý nghiêm trọng, đẩy họ vào vòng xoáy trầm cảm và rối loạn tâm thần kéo dài.
LSD không chỉ gây tác hại tức thời lên cơ thể mà còn để lại hậu quả lâu dài lên tâm lý con người. Nhận thức đúng đắn về nguy cơ của loại ma túy này là bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ, trước sự xâm nhập của các chất kích thích nguy hiểm.
Mời quý độc giả xem thêm video: Một cơ trưởng VietnamAirlines bị sa thải vì dương tính với ma tuý.