Thực vật nhưng lại có khả năng sinh con, nuôi con như động vật. Chỉ nghe đến đó thôi là đã đủ thấy loài cây này kỳ lạ như thế nào. Khả năng đặc biệt đó khiến nó trở thành loài thực vật kỳ lạ bậc nhất thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Loại cây đang được nhắc đến chính là cây Vẹt đen.
Cây vẹt đen
Cây vẹt đen, còn được gọi là vẹt dù, vẹt rễ lồi, tên khoa học là Bruguiera sexangula. Chúng là dạng cây bụi ngập mặn, xuất hiện nhiều ở vùng đất chịu ảnh hưởng thường xuyên của thủy triều, được phù sa bồi tụ. Tại Việt Nam, cây vẹt đen có nhiều ở rừng ngập mặn từ Đồng Nai đến Cà Mau và ven biển miền Trung.
Một cây vẹt đen trưởng thành có thân gỗ, rễ thở hình trụ nón, cao khoảng 30 m. Lá cây này dài hình bầu dục, hoa màu vàng, quả có lá đài cong, gốc hình chuông. Vào tháng 3 – 4, cây vẹt đen sẽ ra hoa đến chừng 2 – 3 tháng sau chúng ra quả. Có năm cây vẹt đen cho hoa và quả gần như quanh năm, đâm chồi nảy lộc rất mạnh.
Giới khoa học ví von cách sinh sản, nuôi con của cây vẹt đen rất giống động vật, là hiện tượng vô cùng hiếm gặp trên thế giới và Việt Nam. Hiện tại, chúng là loại thực vật duy nhất có khả năng này.
Về công dụng, cây vẹt đen có thể làm thuốc trong y học, để chữa bệnh ung bướu, tiêu chảy, sốt rét, phỏng… Ở Việt Nam, người dân còn ăn trụ mầm của vẹt đen. Quả loại cây này được ăn với trầu, nhuộm lưới, nhuộm vải. Với cây vẹt đen trưởng thành, gỗ của nó cũng có giá trị cao.