Sinh sống ở các sông hồ thuộc khu vực châu Phi hạ Sahara, Cá phổi châu Phi (Protopterus) là một chi gồm các loài cá có đặc điểm sinh học kỳ lạ bậc nhất thế giới. Ảnh: Bluegrassaquatics.com.Sống trong môi trường nước ngọt, những con cá này có kích thước dao động trong khoảng từ 44-200 cm khi trưởng thành. Chúng có thân hình thuôn dài, bề ngoài hơi giống cá chình. Ảnh: BioLib.Các vây ngực và vây hậu môn của cá có dạng giống như sợi chỉ, còn vây lưng và vây đuôi thì hợp nhất lại thành một cấu trúc duy nhất. Toàn thân cá có vảy mềm bao phủ. Chúng bơi uốn lượn như cá chình hoặc trườn dưới đáy bằng vây ngực. Ảnh: ZooChat.Đặc điểm nổi bật của cá phổi châu Phi là mang thoái hóa và một đoạn ruột của chúng có chức năng giống như phổi, chứa nhiều mạch máu nhỏ với thành mỏng. Máu chảy qua các mạch này có thể lấy được oxy từ không khí được nuốt vào trong phổi.Với cấu tạo cơ thể như vậy, cá phổi châu Phi không thể thở trong nước mà phải hít thở không khí trực tiếp. Đây là một đặc điểm tiến hóa để chúng tồn tại trong môi trường nước có hàm lượng oxy hòa tan thấp hoặc thường xuyên bị khô kiệt. Ảnh: San Diego Zoo Animals & Plants.Khi xảy ra tình trạng khô nóng, cá đào hang để ẩn mình dưới bùn. Ở trong hang, chúng tiết ra một loại nước nhầy giúp giữ ẩm cơ thể. Khi chất nhầy này khô đi, nó tạo thành cái kén bảo vệ cá không mất nước. Ảnh: Dr. Solomon David.Nếu tình trạng này kéo dài, cá phổi châu Phi bắt đầu kích hoạt trạng thái ngủ hè. Trong trạng thái này, quá trình trao đổi chất chỉ còn bằng 1/60 mức thông thường, các chất thải được chuyển hóa thành dạng ít độc hại hơn. Ảnh: Bluesky.Cá phổi châu Phi có thể chịu được tình trạng không có nước trong 4 năm. Khi mưa xuống, chúng hồi sinh và tìm đường về nguồn nước để kiếm ăn và sinh sản. Ảnh: ZooChat.Trong quá trình sinh sản, một hoặc nhiều cá cái đẻ trứng trong hang bùn, cá đực sẽ canh gác ổ trứng. Khi trứng nở, cá con trông giống như nòng nọc với các mang ngoài, khi lớn hơn mới phát triển phổi và bắt đầu hít thở không khí. Ảnh: Aqualog.de.Có bốn loài cá phổi châu Phi đã được công nhận, gồm cá phổi cẩm thạch (Protopterus aethiopicus), cá phổi Đông Phi (Protopterus amphibius), cá phổi Tây Phi (Protopterus annectens) và cá phổi đốm châu Phi (Protopterus dolloi). Giữa chúng có một số khác biệt về hình dạng và tập tính. Ảnh: Aquarium Movies (Japan) archive.Từ xa xưa, người dân bản địa châu Phi đã tìm bắt cá phổi bằng cách đào đất hoặc thả lưới để làm thực phẩm. Thịt chúng có vị nồng và không được nhiều người ưa thích, nhưng vẫn là một thực phẩm có giá trị trong điều kiện sống khắc nghiệt ở khu vực. Ảnh: American Museum of Natural History.Ngày nay, cá phổi Tây Phi đã được nhân nuôi trong các trang trại thủy sản và mua bán trên thị trường quốc tế như một loài cá cảnh độc đáo. Trong tự nhiên, số lượng của chúng đang giảm dần do tình trạng đánh bắt không được kiểm soát. Ảnh: Justcichlids.com.Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
Sinh sống ở các sông hồ thuộc khu vực châu Phi hạ Sahara, Cá phổi châu Phi (Protopterus) là một chi gồm các loài cá có đặc điểm sinh học kỳ lạ bậc nhất thế giới. Ảnh: Bluegrassaquatics.com.
Sống trong môi trường nước ngọt, những con cá này có kích thước dao động trong khoảng từ 44-200 cm khi trưởng thành. Chúng có thân hình thuôn dài, bề ngoài hơi giống cá chình. Ảnh: BioLib.
Các vây ngực và vây hậu môn của cá có dạng giống như sợi chỉ, còn vây lưng và vây đuôi thì hợp nhất lại thành một cấu trúc duy nhất. Toàn thân cá có vảy mềm bao phủ. Chúng bơi uốn lượn như cá chình hoặc trườn dưới đáy bằng vây ngực. Ảnh: ZooChat.
Đặc điểm nổi bật của cá phổi châu Phi là mang thoái hóa và một đoạn ruột của chúng có chức năng giống như phổi, chứa nhiều mạch máu nhỏ với thành mỏng. Máu chảy qua các mạch này có thể lấy được oxy từ không khí được nuốt vào trong phổi.
Với cấu tạo cơ thể như vậy, cá phổi châu Phi không thể thở trong nước mà phải hít thở không khí trực tiếp. Đây là một đặc điểm tiến hóa để chúng tồn tại trong môi trường nước có hàm lượng oxy hòa tan thấp hoặc thường xuyên bị khô kiệt. Ảnh: San Diego Zoo Animals & Plants.
Khi xảy ra tình trạng khô nóng, cá đào hang để ẩn mình dưới bùn. Ở trong hang, chúng tiết ra một loại nước nhầy giúp giữ ẩm cơ thể. Khi chất nhầy này khô đi, nó tạo thành cái kén bảo vệ cá không mất nước. Ảnh: Dr. Solomon David.
Nếu tình trạng này kéo dài, cá phổi châu Phi bắt đầu kích hoạt trạng thái ngủ hè. Trong trạng thái này, quá trình trao đổi chất chỉ còn bằng 1/60 mức thông thường, các chất thải được chuyển hóa thành dạng ít độc hại hơn. Ảnh: Bluesky.
Cá phổi châu Phi có thể chịu được tình trạng không có nước trong 4 năm. Khi mưa xuống, chúng hồi sinh và tìm đường về nguồn nước để kiếm ăn và sinh sản. Ảnh: ZooChat.
Trong quá trình sinh sản, một hoặc nhiều cá cái đẻ trứng trong hang bùn, cá đực sẽ canh gác ổ trứng. Khi trứng nở, cá con trông giống như nòng nọc với các mang ngoài, khi lớn hơn mới phát triển phổi và bắt đầu hít thở không khí. Ảnh: Aqualog.de.
Có bốn loài cá phổi châu Phi đã được công nhận, gồm cá phổi cẩm thạch (Protopterus aethiopicus), cá phổi Đông Phi (Protopterus amphibius), cá phổi Tây Phi (Protopterus annectens) và cá phổi đốm châu Phi (Protopterus dolloi). Giữa chúng có một số khác biệt về hình dạng và tập tính. Ảnh: Aquarium Movies (Japan) archive.
Từ xa xưa, người dân bản địa châu Phi đã tìm bắt cá phổi bằng cách đào đất hoặc thả lưới để làm thực phẩm. Thịt chúng có vị nồng và không được nhiều người ưa thích, nhưng vẫn là một thực phẩm có giá trị trong điều kiện sống khắc nghiệt ở khu vực. Ảnh: American Museum of Natural History.
Ngày nay, cá phổi Tây Phi đã được nhân nuôi trong các trang trại thủy sản và mua bán trên thị trường quốc tế như một loài cá cảnh độc đáo. Trong tự nhiên, số lượng của chúng đang giảm dần do tình trạng đánh bắt không được kiểm soát. Ảnh: Justcichlids.com.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.