Loài bọ cánh cứng có tên là ironclad diabolical, tên khoa học là Phloeodes diabolicus sở hữu một lớp vỏ siêu cứng. Nó có thể chịu được sức nặng gấp 39.000 trọng lượng cơ thể và vẫn sống sót.Vì vậy những con bọ này có thể chịu được vết mổ của chim, bị dẫm bởi các loài động vật to lớn, hay thậm chí là ngay cả ô tô cán qua thì chúng vẫn chẳng hề hấn gì.Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết, bọ ironclad diabolical có một lớp giáp được xếp thành từng lớp và nối lại với nhau như trò chơi xếp hình, đặc biệt bộ giáp này có thể biến dạng dưới sự tác động của trọng lượng rất lớn mà vẫn không làm tổn hại bên trong.Điều khiến nhóm nghiên cứu ngạc nhiên là vỏ của loài bọ không hề có thành phần chứa sắt hay các khoáng chất cứng khác. Bộ giáp này dường như được phát triển tiến hoá từ một cặp cánh mà hiện nay đã bị tiêu biến.Họ đánh giá độ bền kéo và thành phần vỏ ngoài của bọ cánh cứng bằng bộ thiết bị siêu nhạy. Nhóm nghiên cứu nhận thấy bộ xương ngoài của bọ "giáp sắt" chứa đầy protein giúp tăng cường độ bền.Cấu trúc của bộ xương ngoài cũng rất thông minh. Tiến hóa từ một cặp cánh trước, bộ xương ngoài trùm qua lưng con bọ và gắn liền với cấu trúc riêng biệt nằm dưới bụng nó.Ấn từ trên xuống, bộ xương ngoài sẽ cong nhẹ ở hai bên với sức bền và độ linh hoạt đủ để bảo vệ những mô mềm bên trong.Quan sát kỹ hơn mấu nối ở bộ xương ngoài cũng hé lộ mỗi mấu đều gồm nhiều lớp đồng tâm có hình dáng giống nhau, giúp khớp nối trở nên chắc chắn hơn và phân tán một phần áp lực. Áp lực đè lên cấu trúc sẽ phân bố qua đường dẫn thay vì tập trung vào một điểm yếu.Để kiểm chứng khả năng chịu sức nặng của loài bọ ironclad diabolical, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm lái chiếc xe Toyota Camry cán qua con bọ 2 lần và chúng vẫn sống sót.Trong khi hầu hết bọ cánh cứng có tuổi thọ chỉ vài tuần hay vài tháng, bọ ironclad diabolical có thể sống 2 năm, chúng chủ yếu được tìm thấy trong các cây sồi bên bờ biển Thái Bình Dương ở khu vực Bắc Mỹ.Những khám phá mới về loại bọ cánh cứng này giúp ích rất nhiều trong việc phát triển, thiết kế máy bay cũng như là một số phương tiện di chuyển và trong cả xây dựng nhà cửa.Các thông tin về loại bọ cánh cứng này tạo cảm hứng cho các nhà khoa học có thể tạo ra một vật liệu liên kết mới nứt gãy từ từ và kiểm soát dự đoán trước. Thay cho việc sử dụng bu lông, ghim, các chất kết dính,… hiện nay trong chế tạo máy bay.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Loài bọ cánh cứng có tên là ironclad diabolical, tên khoa học là Phloeodes diabolicus sở hữu một lớp vỏ siêu cứng. Nó có thể chịu được sức nặng gấp 39.000 trọng lượng cơ thể và vẫn sống sót.
Vì vậy những con bọ này có thể chịu được vết mổ của chim, bị dẫm bởi các loài động vật to lớn, hay thậm chí là ngay cả ô tô cán qua thì chúng vẫn chẳng hề hấn gì.
Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết, bọ ironclad diabolical có một lớp giáp được xếp thành từng lớp và nối lại với nhau như trò chơi xếp hình, đặc biệt bộ giáp này có thể biến dạng dưới sự tác động của trọng lượng rất lớn mà vẫn không làm tổn hại bên trong.
Điều khiến nhóm nghiên cứu ngạc nhiên là vỏ của loài bọ không hề có thành phần chứa sắt hay các khoáng chất cứng khác. Bộ giáp này dường như được phát triển tiến hoá từ một cặp cánh mà hiện nay đã bị tiêu biến.
Họ đánh giá độ bền kéo và thành phần vỏ ngoài của bọ cánh cứng bằng bộ thiết bị siêu nhạy. Nhóm nghiên cứu nhận thấy bộ xương ngoài của bọ "giáp sắt" chứa đầy protein giúp tăng cường độ bền.
Cấu trúc của bộ xương ngoài cũng rất thông minh. Tiến hóa từ một cặp cánh trước, bộ xương ngoài trùm qua lưng con bọ và gắn liền với cấu trúc riêng biệt nằm dưới bụng nó.
Ấn từ trên xuống, bộ xương ngoài sẽ cong nhẹ ở hai bên với sức bền và độ linh hoạt đủ để bảo vệ những mô mềm bên trong.
Quan sát kỹ hơn mấu nối ở bộ xương ngoài cũng hé lộ mỗi mấu đều gồm nhiều lớp đồng tâm có hình dáng giống nhau, giúp khớp nối trở nên chắc chắn hơn và phân tán một phần áp lực. Áp lực đè lên cấu trúc sẽ phân bố qua đường dẫn thay vì tập trung vào một điểm yếu.
Để kiểm chứng khả năng chịu sức nặng của loài bọ ironclad diabolical, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm lái chiếc xe Toyota Camry cán qua con bọ 2 lần và chúng vẫn sống sót.
Trong khi hầu hết bọ cánh cứng có tuổi thọ chỉ vài tuần hay vài tháng, bọ ironclad diabolical có thể sống 2 năm, chúng chủ yếu được tìm thấy trong các cây sồi bên bờ biển Thái Bình Dương ở khu vực Bắc Mỹ.
Những khám phá mới về loại bọ cánh cứng này giúp ích rất nhiều trong việc phát triển, thiết kế máy bay cũng như là một số phương tiện di chuyển và trong cả xây dựng nhà cửa.
Các thông tin về loại bọ cánh cứng này tạo cảm hứng cho các nhà khoa học có thể tạo ra một vật liệu liên kết mới nứt gãy từ từ và kiểm soát dự đoán trước. Thay cho việc sử dụng bu lông, ghim, các chất kết dính,… hiện nay trong chế tạo máy bay.