Bọ xít hút máu người hay hay còn gọi là bọ triatomine, trông giống con gián và mang ký sinh trùng Trypanosoma cruzi (T. cruzi) gây bệnh ngủ Chagas, có thể gây tử vong nếu không chữa trị kịp thời.Bọ xít hút máu người trưởng thành có cơ thể gần giống hình quả lê, dẹt và dài khoảng 16-19 mm, cơ thể có màu nâu tối phớt màu đỏ nhạt. Phần đầu hơi kéo dài, phụ miệng kiểu chích hút gọi là vòi.Thức ăn của loài này vốn là máu của động vật có xương sống, trong đó có cả con người. Người đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của loài này và đưa ra cảnh báo chính là Charles Darwin năm 1835.Bọ xít hút máu người có vòi ngắn, cong, chia làm 3 đốt rất khỏe. Đây chính là thứ vũ khí mà loài bọ xít này dùng để chích và hút máu con mồi.Bọ xít hút máu phát triển mạnh mẽ vào mùa hè. Những nơi ẩm thấp, tối tăm và bẩn thỉu là "thiên đường" đối với chúng. Theo các chuyên gia, loài này thường trú ngụ ở dưới giường, đệm, tủ, các khe nứt, tối trong nhà.Thông thường, bọ xít hút máu hoạt động chủ yếu vào ban đêm (1-3 giờ sáng) và bị thu hút đặc biệt bởi mùi amoniac, axit cacboxylic từ da, tóc hay mồ hôi động vật.Một đặc điểm khác là loài côn trùng này sinh sản vào mùa hạ. Chúng đẻ trứng trên thành giường, tủ, dưới các đống gỗ hay ở khu vực ẩm thấp, tối tăm.Khi tiếp cận con mồi, trong đó có người, bọ xít hút máu dùng hai chân trước rất khỏe bám chặt vào da, đâm vòi và đồng thời tiết dịch nước bọt gây tê lên đối tượng.Bọ xít thường hút máu ở mặt sau cánh tay, trong tư thế treo lơ lửng nên rất khó để phát hiện. Thời gian hút máu của loài này là từ 14 -15 phút.Bọ xít hút máu người mang trên mình ký sinh trùng Trypanosoma cruzi gây bệnh ngủ Chagas. Hầu hết các trường hợp tử vong là do Trypanosoma cruzi sau khi xâm nhập vào cơ thể người tàn phá tim và hệ tiêu hóa của bệnh nhân.Theo ước tính, bọ xít hút máu người đoạt mạng của 10.000 người mỗi năm trên toàn thế giới. Điều đặc biệt nguy hiểm ở Chagas là tính lây truyền, có thể lây từ người này sang người người khác thông qua hiến tạng, truyền máu.Ngoài ra, nhiều nạn nhân thậm chí không biết họ đã mắc bệnh vì không có triệu chứng. Nếu có, chúng thường chỉ kèm theo biểu hiện sốt, mệt mỏi, nổi hạch bạch huyết và một số triệu chứng "giống cúm" khác.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Bọ xít hút máu người hay hay còn gọi là bọ triatomine, trông giống con gián và mang ký sinh trùng Trypanosoma cruzi (T. cruzi) gây bệnh ngủ Chagas, có thể gây tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
Bọ xít hút máu người trưởng thành có cơ thể gần giống hình quả lê, dẹt và dài khoảng 16-19 mm, cơ thể có màu nâu tối phớt màu đỏ nhạt. Phần đầu hơi kéo dài, phụ miệng kiểu chích hút gọi là vòi.
Thức ăn của loài này vốn là máu của động vật có xương sống, trong đó có cả con người. Người đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của loài này và đưa ra cảnh báo chính là Charles Darwin năm 1835.
Bọ xít hút máu người có vòi ngắn, cong, chia làm 3 đốt rất khỏe. Đây chính là thứ vũ khí mà loài bọ xít này dùng để chích và hút máu con mồi.
Bọ xít hút máu phát triển mạnh mẽ vào mùa hè. Những nơi ẩm thấp, tối tăm và bẩn thỉu là "thiên đường" đối với chúng. Theo các chuyên gia, loài này thường trú ngụ ở dưới giường, đệm, tủ, các khe nứt, tối trong nhà.
Thông thường, bọ xít hút máu hoạt động chủ yếu vào ban đêm (1-3 giờ sáng) và bị thu hút đặc biệt bởi mùi amoniac, axit cacboxylic từ da, tóc hay mồ hôi động vật.
Một đặc điểm khác là loài côn trùng này sinh sản vào mùa hạ. Chúng đẻ trứng trên thành giường, tủ, dưới các đống gỗ hay ở khu vực ẩm thấp, tối tăm.
Khi tiếp cận con mồi, trong đó có người, bọ xít hút máu dùng hai chân trước rất khỏe bám chặt vào da, đâm vòi và đồng thời tiết dịch nước bọt gây tê lên đối tượng.
Bọ xít thường hút máu ở mặt sau cánh tay, trong tư thế treo lơ lửng nên rất khó để phát hiện. Thời gian hút máu của loài này là từ 14 -15 phút.
Bọ xít hút máu người mang trên mình ký sinh trùng Trypanosoma cruzi gây bệnh ngủ Chagas. Hầu hết các trường hợp tử vong là do Trypanosoma cruzi sau khi xâm nhập vào cơ thể người tàn phá tim và hệ tiêu hóa của bệnh nhân.
Theo ước tính, bọ xít hút máu người đoạt mạng của 10.000 người mỗi năm trên toàn thế giới. Điều đặc biệt nguy hiểm ở Chagas là tính lây truyền, có thể lây từ người này sang người người khác thông qua hiến tạng, truyền máu.
Ngoài ra, nhiều nạn nhân thậm chí không biết họ đã mắc bệnh vì không có triệu chứng. Nếu có, chúng thường chỉ kèm theo biểu hiện sốt, mệt mỏi, nổi hạch bạch huyết và một số triệu chứng "giống cúm" khác.