Các thiên hà vô tuyến như PKS 2251 + 11 có các hạt nhân thiên hà đang hoạt động (AGN), phát ra các mức sóng vô tuyến khổng lồ từ lõi trung tâm của chúng.
Còn các lỗ đen siêu lớn ở trung tâm thiên hà này đang tích tụ khí và bụi, tạo ra các tia năng lượng cao có thể nhìn thấy trong các bước sóng vô tuyến, làm các hạt tích điện tăng tốc độ di chuyển trong hệ thống.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Để nghiên cứu, một nhóm các nhà thiên văn học do Samuele Ronchini thuộc Viện Khoa học Gran Sasso ở Ý đã sử dụng kính viễn vọng không gian XMM-Newton của ESA để tiến hành phân tích quang phổ của PKS 2251 + 11 qua dải tia X để có cái nhìn sâu sắc hơn về cấu trúc, động học và trạng thái vật lý của hệ thống hạt nhân thiên hà này.
Các quan sát cho thấy, nguồn tia X trong PKS 2251 + 11 được bao phủ một phần bởi môi trường hấp thụ ion hóa.
Chất hấp thụ này rất có thể bị vón cục và tạo thành các đám mây phân tử với mức che phủ tới khoảng 90 phần trăm.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực