Hiện nay, hầu hết smartphone, máy tính bảng hay laptop ngày nay đều có thiết kế nguyên khối, pin được gắn liền trong sản phẩm. Kiểu thiết kế này giúp tăng tính thẩm mỹ và đảm bảo được tính năng chống nước, chống bụi trên các sản phẩm. Tuy nhiên, nhược điểm của thiết kế này là người dùng không thể tự thay pin.Trong trường hợp pin trên smartphone, máy tính bảng hoặc laptop bị hỏng, khách hàng sẽ cần phải mang thiết bị đến các trung tâm bảo hành để sửa chữa hoặc thay pin mới.Vào tháng 6 vừa qua, Nghị viện châu Âu vừa thông qua một luật mới về quy định thiết kế, sản xuất và tái chế các loại pin có thể sạc được bán tại các quốc gia trong Liên minh châu Âu.Theo đạo luật này, các thiết bị sử dụng pin sạc được như smartphone, máy tính bảng, máy ảnh, laptop… sẽ phải có thiết kế để người dùng dễ dàng tháo lắp và thay thế pin trên thiết bị.Điều này có nghĩa các hãng công nghệ sẽ thiết kế và giới thiệu ra thị trường những mẫu smartphone, máy tính bảng… mới với thiết kế pin rời, cho phép người dùng có thể tháo và thay thế pin trên sản phẩm một cách dễ dàng khi cần thiết.Đạo luật trên sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2027. Vậy nên, các hãng smartphone, máy tính bảng, máy ảnh, laptop... bao gồm Apple sẽ bước vào cuộc đua thay đổi thiết kế trên sản phẩm công nghệ để có thể bán tại thị trường châu Âu.Trong khi đó, các thị trường khác trên thế giới, các hãng công nghệ vẫn có thể giữ nguyên kiểu thiết kế nguyên khối như hiện nay vì những nơi này không áp dụng đạo luật giống châu Âu.Trước khi thông qua đạo luật trên, Nghị viện châu Âu đã thông qua luật khác quy định các hãng smartphone phải sử dụng một chuẩn sạc chung đối với các sản phẩm bán ra tại các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.Để bán sản phẩm tại thị trường này, Apple đã từ bỏ cổng sạc Lightning trên iPhone 15 series để chuyển sang sử dụng cổng USB-C nhằm đáp ứng quy định tại châu Âu.Mời độc giả xem video: “Rò rỉ” mẫu iPhone 15 Ultra cao cấp nhất của Apple năm 2023.
Hiện nay, hầu hết smartphone, máy tính bảng hay laptop ngày nay đều có thiết kế nguyên khối, pin được gắn liền trong sản phẩm. Kiểu thiết kế này giúp tăng tính thẩm mỹ và đảm bảo được tính năng chống nước, chống bụi trên các sản phẩm. Tuy nhiên, nhược điểm của thiết kế này là người dùng không thể tự thay pin.
Trong trường hợp pin trên smartphone, máy tính bảng hoặc laptop bị hỏng, khách hàng sẽ cần phải mang thiết bị đến các trung tâm bảo hành để sửa chữa hoặc thay pin mới.
Vào tháng 6 vừa qua, Nghị viện châu Âu vừa thông qua một luật mới về quy định thiết kế, sản xuất và tái chế các loại pin có thể sạc được bán tại các quốc gia trong Liên minh châu Âu.
Theo đạo luật này, các thiết bị sử dụng pin sạc được như smartphone, máy tính bảng, máy ảnh, laptop… sẽ phải có thiết kế để người dùng dễ dàng tháo lắp và thay thế pin trên thiết bị.
Điều này có nghĩa các hãng công nghệ sẽ thiết kế và giới thiệu ra thị trường những mẫu smartphone, máy tính bảng… mới với thiết kế pin rời, cho phép người dùng có thể tháo và thay thế pin trên sản phẩm một cách dễ dàng khi cần thiết.
Đạo luật trên sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2027. Vậy nên, các hãng smartphone, máy tính bảng, máy ảnh, laptop... bao gồm Apple sẽ bước vào cuộc đua thay đổi thiết kế trên sản phẩm công nghệ để có thể bán tại thị trường châu Âu.
Trong khi đó, các thị trường khác trên thế giới, các hãng công nghệ vẫn có thể giữ nguyên kiểu thiết kế nguyên khối như hiện nay vì những nơi này không áp dụng đạo luật giống châu Âu.
Trước khi thông qua đạo luật trên, Nghị viện châu Âu đã thông qua luật khác quy định các hãng smartphone phải sử dụng một chuẩn sạc chung đối với các sản phẩm bán ra tại các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.
Để bán sản phẩm tại thị trường này, Apple đã từ bỏ cổng sạc Lightning trên iPhone 15 series để chuyển sang sử dụng cổng USB-C nhằm đáp ứng quy định tại châu Âu.
Mời độc giả xem video: “Rò rỉ” mẫu iPhone 15 Ultra cao cấp nhất của Apple năm 2023.