Vào mùa đông năm 1956, một người nông dân sống ở Trương Gia Đô tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) vô tình tìm thấy một kho báu "khủng". Sự việc xảy ra khi ông tranh thủ những ngày nông nhàn lên núi lấy đá về xây một chuồng lợn để chăn nuôi.Theo đó, hàng ngày, ông mang theo cuốc, xẻng lên núi để lấy đá rồi mang về nhà. Vào một hôm, ông phát hiện ra có một đống đá kỳ lạ có hoa văn hình hoa trên từng tấm đá trông khá đẹp mắt.Ban đầu, ông không quan tâm đến điều đó nên cầm cuốc đập nhỏ những tảng đá để dễ mang về nhà hơn. Đột nhiên, ông nghe thấy âm thanh lạ vang lên sau khi làm vỡ tảng đá. Khi nhìn kỹ, ông thấy bên trong tảng đá lộ ra một hiện vật màu vàng sáng bóng.Người đàn ông nhanh chóng đào nó ra, lau sạch bụi bẩn bám trên hiện vật và nhận ra đó là một món đồ trang sức được chế tác bằng vàng.Do vậy, ông quyết định đào tiếp vì cho rằng còn nhiều hiện vật bằng vàng khác đang "ngủ vùi" trong lòng đất. Nhờ đó, ông tìm thấy hơn 10 hiện vật bằng vàng và một số món đồ khác được làm bằng ngọc.Tin tức ông tìm thấy nhiều cổ vật khi lên núi nhanh chóng lan rộng. Nhiều người dân mang theo dụng cụ lên núi đào xới với hy vọng tìm được những cổ vật giá trị sẽ giúp họ "đổi đời". Quả thật, họ đã tìm được một số hiện vật quý.Sau khi biết được tin tức, lực lượng chức năng và các chuyên gia khảo cổ đã tới hiện trường và xác định vị trí mà người đàn ông tìm thấy những hiện vật giá trị là một ngôi mộ cổ. Họ xác định chủ nhân mộ cổ là Vương Thế Kỳ - một quan chức giàu có thời nhà Minh.Theo sử liệu, Vương Thế Kỳ sau khi qua đời chỉ được chôn cất đơn giản vì gia cảnh không giàu có. Thế nhưng, vài năm sau khi viên quan này mất, vua Thiên Khai lên ngôi đã cho trùng tu mộ của viên quan chính trực này cũng như ban cho nhiều món đồ giá trị để tùy táng cùng Vương Thế Kỳ. Do đó, mộ của viên quan này có nhiều hiện vật giá trị.Để thu hồi các cổ vật, giới chuyên gia đã tuyên truyền, vận động người dân giao nộp những hiện vật đã tìm thấy vì chúng là di vật văn hóa. Nhờ vậy, họ thu thập được 107 hiện vật bằng vàng như vương miện cùng các món đồ chế tác từ bạc, ngọc... Đến năm 1995, hơn 100 hiện vật được Nhà nước công nhận là cổ vật của quốc gia.Mời độc giả xem video: Chuyên gia hoang mang phát hiện cổ vật khổng lồ 300.000 năm.
Vào mùa đông năm 1956, một người nông dân sống ở Trương Gia Đô tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) vô tình tìm thấy một kho báu "khủng". Sự việc xảy ra khi ông tranh thủ những ngày nông nhàn lên núi lấy đá về xây một chuồng lợn để chăn nuôi.
Theo đó, hàng ngày, ông mang theo cuốc, xẻng lên núi để lấy đá rồi mang về nhà. Vào một hôm, ông phát hiện ra có một đống đá kỳ lạ có hoa văn hình hoa trên từng tấm đá trông khá đẹp mắt.
Ban đầu, ông không quan tâm đến điều đó nên cầm cuốc đập nhỏ những tảng đá để dễ mang về nhà hơn. Đột nhiên, ông nghe thấy âm thanh lạ vang lên sau khi làm vỡ tảng đá. Khi nhìn kỹ, ông thấy bên trong tảng đá lộ ra một hiện vật màu vàng sáng bóng.
Người đàn ông nhanh chóng đào nó ra, lau sạch bụi bẩn bám trên hiện vật và nhận ra đó là một món đồ trang sức được chế tác bằng vàng.
Do vậy, ông quyết định đào tiếp vì cho rằng còn nhiều hiện vật bằng vàng khác đang "ngủ vùi" trong lòng đất. Nhờ đó, ông tìm thấy hơn 10 hiện vật bằng vàng và một số món đồ khác được làm bằng ngọc.
Tin tức ông tìm thấy nhiều cổ vật khi lên núi nhanh chóng lan rộng. Nhiều người dân mang theo dụng cụ lên núi đào xới với hy vọng tìm được những cổ vật giá trị sẽ giúp họ "đổi đời". Quả thật, họ đã tìm được một số hiện vật quý.
Sau khi biết được tin tức, lực lượng chức năng và các chuyên gia khảo cổ đã tới hiện trường và xác định vị trí mà người đàn ông tìm thấy những hiện vật giá trị là một ngôi mộ cổ. Họ xác định chủ nhân mộ cổ là Vương Thế Kỳ - một quan chức giàu có thời nhà Minh.
Theo sử liệu, Vương Thế Kỳ sau khi qua đời chỉ được chôn cất đơn giản vì gia cảnh không giàu có. Thế nhưng, vài năm sau khi viên quan này mất, vua Thiên Khai lên ngôi đã cho trùng tu mộ của viên quan chính trực này cũng như ban cho nhiều món đồ giá trị để tùy táng cùng Vương Thế Kỳ. Do đó, mộ của viên quan này có nhiều hiện vật giá trị.
Để thu hồi các cổ vật, giới chuyên gia đã tuyên truyền, vận động người dân giao nộp những hiện vật đã tìm thấy vì chúng là di vật văn hóa. Nhờ vậy, họ thu thập được 107 hiện vật bằng vàng như vương miện cùng các món đồ chế tác từ bạc, ngọc... Đến năm 1995, hơn 100 hiện vật được Nhà nước công nhận là cổ vật của quốc gia.
Mời độc giả xem video: Chuyên gia hoang mang phát hiện cổ vật khổng lồ 300.000 năm.