Trong thế giới tự nhiên, tê tê là loài động vật có vú duy nhất được bao phủ lớp vảy cứng, chỉ chừa phần bụng. Lớp vảy cứng của tê tê chiếm tới 20% trọng lượng cơ thể.Lớp vảy cứng của tê tê được cấu tạo từ keratin - một loại chất giống như móng tay người. Chức năng chính của lớp vảy này là để bảo vệ tê tê khi gặp nguy hiểm.Tê tê thường sống trong hang dưới các gốc cây to, cây mục nát, hoặc vách đất đá trong lùm cây rậm rạp. Tê tê kiếm ăn ban đêm trên mặt đất trong khi ban ngày trú ẩn trong hang.Trên thế giới hiện chỉ còn một họ tê tê. Đó là họ Manidae, gồm 3 chi: Manis, Phataginus và Smutsia. Chi Manis bao gồm 4 loài được tìm thấy ở châu Á, trong khi chi Phataginus và Smutsia mỗi chi chỉ gồm 2 loài sống ở châu Phi Hạ Sahara.Theo các nhà khoa học, thế giới ghi nhận 8 loài tê tê. Trong đó, 2 loài phân bố ở Việt Nam là tê tê vàng và tê tê Java. Hai loài này phân bố tại các tỉnh phía Bắc, một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Chúng thuộc nhóm có chức năng kiểm soát côn trùng (lấy côn trùng làm thức ăn) và thường xuyên đào bới với mật độ dày đặc hang hốc ở trong rừng, tạo ra độ xốp cho đất.Tê tê vàng (tên khoa học Manis pentadactyla) được Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) liệt kê vào danh sách Cực kỳ nguy cấp vì sự suy giảm quần thể ngoài tự nhiên lên đến 80%.Trong khi đó, tê tê Java có tên khoa học là Manis javanica, thuộc nhóm IB trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.Hai loài tê tê trên là một trong những động vật hoang dã được pháp luật bảo vệ ở mức cao nhất tại Việt Nam. Cả hai đều có tên trong danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013.Tê tê được xem là loài động vật hoang dã đang bị săn bắt và buôn bán nhiều nhất trên thế giới. Theo thống kê của Hội Bảo vệ tê tê châu Phi, ước tính mỗi năm có gần 3 triệu con tê tê bị săn bắt và buôn bán phục vụ mục đích làm thức ăn và thuốc Đông y. Với sự sụt giảm mạnh về số lượng trong những năm qua, tê tê đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp mà Việt Nam là thành viên cũng nghiêm cấm mọi hành vi buôn bán tê tê và vảy tê tê giữa các quốc gia.Mời độc giả xem video: Mê mẩn ngắm khoảnh khắc đáng yêu của động vật khi ngủ.
Trong thế giới tự nhiên, tê tê là loài động vật có vú duy nhất được bao phủ lớp vảy cứng, chỉ chừa phần bụng. Lớp vảy cứng của tê tê chiếm tới 20% trọng lượng cơ thể.
Lớp vảy cứng của tê tê được cấu tạo từ keratin - một loại chất giống như móng tay người. Chức năng chính của lớp vảy này là để bảo vệ tê tê khi gặp nguy hiểm.
Tê tê thường sống trong hang dưới các gốc cây to, cây mục nát, hoặc vách đất đá trong lùm cây rậm rạp. Tê tê kiếm ăn ban đêm trên mặt đất trong khi ban ngày trú ẩn trong hang.
Trên thế giới hiện chỉ còn một họ tê tê. Đó là họ Manidae, gồm 3 chi: Manis, Phataginus và Smutsia. Chi Manis bao gồm 4 loài được tìm thấy ở châu Á, trong khi chi Phataginus và Smutsia mỗi chi chỉ gồm 2 loài sống ở châu Phi Hạ Sahara.
Theo các nhà khoa học, thế giới ghi nhận 8 loài tê tê. Trong đó, 2 loài phân bố ở Việt Nam là tê tê vàng và tê tê Java. Hai loài này phân bố tại các tỉnh phía Bắc, một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Chúng thuộc nhóm có chức năng kiểm soát côn trùng (lấy côn trùng làm thức ăn) và thường xuyên đào bới với mật độ dày đặc hang hốc ở trong rừng, tạo ra độ xốp cho đất.
Tê tê vàng (tên khoa học Manis pentadactyla) được Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) liệt kê vào danh sách Cực kỳ nguy cấp vì sự suy giảm quần thể ngoài tự nhiên lên đến 80%.
Trong khi đó, tê tê Java có tên khoa học là Manis javanica, thuộc nhóm IB trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Hai loài tê tê trên là một trong những động vật hoang dã được pháp luật bảo vệ ở mức cao nhất tại Việt Nam. Cả hai đều có tên trong danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013.
Tê tê được xem là loài động vật hoang dã đang bị săn bắt và buôn bán nhiều nhất trên thế giới. Theo thống kê của Hội Bảo vệ tê tê châu Phi, ước tính mỗi năm có gần 3 triệu con tê tê bị săn bắt và buôn bán phục vụ mục đích làm thức ăn và thuốc Đông y. Với sự sụt giảm mạnh về số lượng trong những năm qua, tê tê đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp mà Việt Nam là thành viên cũng nghiêm cấm mọi hành vi buôn bán tê tê và vảy tê tê giữa các quốc gia.
Mời độc giả xem video: Mê mẩn ngắm khoảnh khắc đáng yêu của động vật khi ngủ.