Cây hoa anh đào này mọc chồng lên một cây dâu tằm ở thị trấn Grana và Casorzo ở Piemonte, Italy. Đây là một trường hợp cây mọc trên cây đặc biệt hiếm khi cả hai cùng phát triển đồng đều, không cây nào sinh trưởng vượt trội hoặc lép vế.Không ai biết cây anh đào đã sinh trưởng thế nào trên cây dâu tằm. Người dân nơi đây phỏng đoán, có thể chim đã tha hạt giống anh đào xuống cây dâu tằm. Thông qua lớp mùn, cây anh đào đã dần phát triển và trưởng thành như ngày nay. Cây sanh "ôm trọn" cây dừa hàng trăm năm tuổi ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội, trong khu tập thể số 5 Đinh Lễ. Cây sanh này thả rễ phủ kín cả thân dừa bên trong và rất lâu rồi cây dừa không hề có quả bởi cây sanh đã hút hết chất dinh dưỡng từ cây dừa. Từ một cây vật chủ, cây sanh đã biến cây dừa thành một cây xác sống.Cây cọ mọc trên đỉnh cây si hàng trăm năm bên ngôi đền thiêng thờ vua Lý Nam Đế ở thôn Giang, xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Điều kỳ lạ là cả hai cây đều phát triển bình thường và đã trải qua năm dài tháng rộng. Ảnh: Nguoiduatin.Cây hoa Vua (hay cây xác thối) tên khoa học là Rafflesia Arnoldii, được phát hiện tại rừng nhiệt đới ở Indonesia. Đây là loài cây ký sinh, phát triển dưới dạng cây leo, không có lá, không thể tự quang hợp được nên chúng hút chất dinh dưỡng từ cây chủ.Chính vì sống ký sinh và phụ thuộc vào cây chủ như vậy nên mặc dù tên là hoa Vua nhưng chúng lại có biệt danh khá thú vị, trái ngược hẳn với cái tên đó là "hoa kẻ hầu người hạ".Cây tơ hồng, tuy có một cái tên mỹ miều gợi sự liên kết mối nhân duyên bởi sự quấn quít chặt chẽ của chúng nhưng trên thực tế loài cây này sống tầm gửi, ký sinh và chẳng khác nào ác quỷ của giới thực vật.Tơ hồng sẽ cuốn quanh loại cây mình ký sinh và hút hết nước, chất dinh dưỡng thậm chí cả chất di truyền của cây đó bằng cách sử dụng các rễ giác hút của nó đâm xuyên qua thân cây để hút.Cây nuôi kiến là một loài cây kỳ dị ở Việt Nam. Chúng thường sống bám trên các cây thân gỗ lâu năm, giai đoạn đầu chúng hút chất dinh dưỡng của cây chủ để phình to gốc của mình càng nhiều càng tốt.Sau khi nguồn dinh dưỡng từ cây chủ dần cạn kiệt, chúng sẽ tiết chất thu hút kiến đến làm tổ, cung cấp một chỗ trú ẩn lý tưởng cho bầy kiến. Đổi lại, bầy kiến sẽ không ngừng tha mùn về làm chất dinh dưỡng nuôi cây, sống cộng sinh một cách vui vẻ.
Cây hoa anh đào này mọc chồng lên một cây dâu tằm ở thị trấn Grana và Casorzo ở Piemonte, Italy. Đây là một trường hợp cây mọc trên cây đặc biệt hiếm khi cả hai cùng phát triển đồng đều, không cây nào sinh trưởng vượt trội hoặc lép vế.
Không ai biết cây anh đào đã sinh trưởng thế nào trên cây dâu tằm. Người dân nơi đây phỏng đoán, có thể chim đã tha hạt giống anh đào xuống cây dâu tằm. Thông qua lớp mùn, cây anh đào đã dần phát triển và trưởng thành như ngày nay.
Cây sanh "ôm trọn" cây dừa hàng trăm năm tuổi ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội, trong khu tập thể số 5 Đinh Lễ. Cây sanh này thả rễ phủ kín cả thân dừa bên trong và rất lâu rồi cây dừa không hề có quả bởi cây sanh đã hút hết chất dinh dưỡng từ cây dừa. Từ một cây vật chủ, cây sanh đã biến cây dừa thành một cây xác sống.
Cây cọ mọc trên đỉnh cây si hàng trăm năm bên ngôi đền thiêng thờ vua Lý Nam Đế ở thôn Giang, xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Điều kỳ lạ là cả hai cây đều phát triển bình thường và đã trải qua năm dài tháng rộng. Ảnh: Nguoiduatin.
Cây hoa Vua (hay cây xác thối) tên khoa học là Rafflesia Arnoldii, được phát hiện tại rừng nhiệt đới ở Indonesia. Đây là loài cây ký sinh, phát triển dưới dạng cây leo, không có lá, không thể tự quang hợp được nên chúng hút chất dinh dưỡng từ cây chủ.
Chính vì sống ký sinh và phụ thuộc vào cây chủ như vậy nên mặc dù tên là hoa Vua nhưng chúng lại có biệt danh khá thú vị, trái ngược hẳn với cái tên đó là "hoa kẻ hầu người hạ".
Cây tơ hồng, tuy có một cái tên mỹ miều gợi sự liên kết mối nhân duyên bởi sự quấn quít chặt chẽ của chúng nhưng trên thực tế loài cây này sống tầm gửi, ký sinh và chẳng khác nào ác quỷ của giới thực vật.
Tơ hồng sẽ cuốn quanh loại cây mình ký sinh và hút hết nước, chất dinh dưỡng thậm chí cả chất di truyền của cây đó bằng cách sử dụng các rễ giác hút của nó đâm xuyên qua thân cây để hút.
Cây nuôi kiến là một loài cây kỳ dị ở Việt Nam. Chúng thường sống bám trên các cây thân gỗ lâu năm, giai đoạn đầu chúng hút chất dinh dưỡng của cây chủ để phình to gốc của mình càng nhiều càng tốt.
Sau khi nguồn dinh dưỡng từ cây chủ dần cạn kiệt, chúng sẽ tiết chất thu hút kiến đến làm tổ, cung cấp một chỗ trú ẩn lý tưởng cho bầy kiến. Đổi lại, bầy kiến sẽ không ngừng tha mùn về làm chất dinh dưỡng nuôi cây, sống cộng sinh một cách vui vẻ.