Ký sinh trùng Sacculina. Loài ký sinh trùng này tiêm nhiễm vào cơ quan sinh sản và khống chế khả năng sinh sản của loài cua, hay thậm chí là giết chúng nếu cần. Nếu vật chủ là cua cái, nó sẽ lây lan ấu trùng sacculina và sản sinh cua con. Ngoài ra, nếu vật chủ là cua đực, ấu trùng sacculina biến đổi cơ thể hoạt động giống như cua cái để sinh sản.Giun tròn Nematomorpha là những kẻ ăn bám đáng sợ của dế. Trong giai đoạn trưởng thành, loài giun ký sinh này phải sống trong môi trường nước để sinh sản. Dế uống nước ao hồ chứa ấu trùng giun sẽ bị nhiễm ký sinh trùng, những con ký sinh trùng sẽ tiết ra chất độc khiến dế thay đổi hành vi, lao mình xuống nước và chết đuối khi đến lúc con giun cần sinh sản. Khi đó, giun chui ra và tiếp tục tạo ấu trùng đi tìm các con mồi khác để ký sinh.Virus lây lan qua đường tình dục ở loài dế. Virus IIV-6/CrIV như chất kích thích những con dế “hăng say” giao phối, con cái sẽ không sản sinh ra bất kỳ quả trứng nào trong các lần giao phối. Virus IIV-6/CrIV như ký sinh trùng phát triển mạnh nếu chủ thể của nó duy trì các hành vi giao phối, để virus có thể lây lan qua vết cắn.Giun Euhaplorchis californiensis bắt cá nhảy múa. Loài ký sinh trùng này ký sinh trong cơ thể vật chủ, sinh con đẻ cái rồi sau đó đi tìm những con cá nhỏ ăn ấu trùng để ký sinh tiếp. Những con giun ký sinh vào mang cá và tìm đường đến não của con vật, tiết ra những chất thấm vào hệ thống não bộ của cá. Cá nhỏ sau đó sẽ biểu diễn những điệu nhảy khác nhau do loài ký sinh kiểm soát.Ký sinh trùng Toxoplasma gondii xâm nhập não người, gieo rắc những suy nghĩ tiêu cực khiến vật chủ có thể tự sát. Ký sinh trùng đơn bào Toxoplasma gondii xâm nhập vào tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch, khiến chúng tiết ra một dạng chất dẫn truyền thần kinh, cho phép các tế bào nhiễm bệnh, và ký sinh trùng, vượt qua hàng rào tự nhiên bảo vệ não. Toxoplasma gondii có thể sống bám trên nhiều cơ thể vật chủ khác nhau, nhưng nó chỉ hoàn tất được chu kỳ sống ở loài mèo.Sán dẹp Leucochloridium paradoxum. Loài ký sinh này xâm nhập vào cơ thể ốc sên, nở thành ấu trùng và khoét trực tiếp vào hai mắt của ốc sên, dần khiến vật chủ bị mù và trở thành mồi của những con chim. Khi vào được cơ thể của chim, sán bắt đầu đẻ trứng và tiếp tục vòng ký sinh, tồn tại trong ruột chim và được phân tán qua đường tiêu hóa của chúng.Kí sinh trùng Hymenoepimecis argyraphaga là khắc tinh của loài nhện Plesiometa argyra. Loài ký sinh trùng sẽ tìm nhện Plesiometa argyra vào kỳ sinh nở, cắn, gây tê liệt và truyền ấu trùng vào nhện. Vật chủ sẽ phải nuôi dưỡng ấu trùng chịu bị "hút máu" và chờ ngày bị kết liễu cuộc đời.Nấm sát thủ, hay còn gọi là nấm điều khiển não kiến (tên khoa học là Ophiocordyceps unilateralis) là một loài nấm sống ký sinh trên những xác kiến trong rừng rậm nhiệt đới ở Brasil. Khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ, nấm sử dụng hóa chất đặc biệt để kiểm soát hành vi của kiến. Nấm sẽ "ra lệnh" buộc kiến rời đàn và cắn thủng phần mặt dưới của một chiếc lá. Đến khi bị nấm kết thúc cuộc đời, xác kiến vẫn cắm chặt vào phần thân lá.
Ký sinh trùng Sacculina. Loài ký sinh trùng này tiêm nhiễm vào cơ quan sinh sản và khống chế khả năng sinh sản của loài cua, hay thậm chí là giết chúng nếu cần. Nếu vật chủ là cua cái, nó sẽ lây lan ấu trùng sacculina và sản sinh cua con. Ngoài ra, nếu vật chủ là cua đực, ấu trùng sacculina biến đổi cơ thể hoạt động giống như cua cái để sinh sản.
Giun tròn Nematomorpha là những kẻ ăn bám đáng sợ của dế. Trong giai đoạn trưởng thành, loài giun ký sinh này phải sống trong môi trường nước để sinh sản. Dế uống nước ao hồ chứa ấu trùng giun sẽ bị nhiễm ký sinh trùng, những con ký sinh trùng sẽ tiết ra chất độc khiến dế thay đổi hành vi, lao mình xuống nước và chết đuối khi đến lúc con giun cần sinh sản. Khi đó, giun chui ra và tiếp tục tạo ấu trùng đi tìm các con mồi khác để ký sinh.
Virus lây lan qua đường tình dục ở loài dế. Virus IIV-6/CrIV như chất kích thích những con dế “hăng say” giao phối, con cái sẽ không sản sinh ra bất kỳ quả trứng nào trong các lần giao phối. Virus IIV-6/CrIV như ký sinh trùng phát triển mạnh nếu chủ thể của nó duy trì các hành vi giao phối, để virus có thể lây lan qua vết cắn.
Giun Euhaplorchis californiensis bắt cá nhảy múa. Loài ký sinh trùng này ký sinh trong cơ thể vật chủ, sinh con đẻ cái rồi sau đó đi tìm những con cá nhỏ ăn ấu trùng để ký sinh tiếp. Những con giun ký sinh vào mang cá và tìm đường đến não của con vật, tiết ra những chất thấm vào hệ thống não bộ của cá. Cá nhỏ sau đó sẽ biểu diễn những điệu nhảy khác nhau do loài ký sinh kiểm soát.
Ký sinh trùng Toxoplasma gondii xâm nhập não người, gieo rắc những suy nghĩ tiêu cực khiến vật chủ có thể tự sát. Ký sinh trùng đơn bào Toxoplasma gondii xâm nhập vào tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch, khiến chúng tiết ra một dạng chất dẫn truyền thần kinh, cho phép các tế bào nhiễm bệnh, và ký sinh trùng, vượt qua hàng rào tự nhiên bảo vệ não. Toxoplasma gondii có thể sống bám trên nhiều cơ thể vật chủ khác nhau, nhưng nó chỉ hoàn tất được chu kỳ sống ở loài mèo.
Sán dẹp Leucochloridium paradoxum. Loài ký sinh này xâm nhập vào cơ thể ốc sên, nở thành ấu trùng và khoét trực tiếp vào hai mắt của ốc sên, dần khiến vật chủ bị mù và trở thành mồi của những con chim. Khi vào được cơ thể của chim, sán bắt đầu đẻ trứng và tiếp tục vòng ký sinh, tồn tại trong ruột chim và được phân tán qua đường tiêu hóa của chúng.
Kí sinh trùng Hymenoepimecis argyraphaga là khắc tinh của loài nhện Plesiometa argyra. Loài ký sinh trùng sẽ tìm nhện Plesiometa argyra vào kỳ sinh nở, cắn, gây tê liệt và truyền ấu trùng vào nhện. Vật chủ sẽ phải nuôi dưỡng ấu trùng chịu bị "hút máu" và chờ ngày bị kết liễu cuộc đời.
Nấm sát thủ, hay còn gọi là nấm điều khiển não kiến (tên khoa học là Ophiocordyceps unilateralis) là một loài nấm sống ký sinh trên những xác kiến trong rừng rậm nhiệt đới ở Brasil. Khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ, nấm sử dụng hóa chất đặc biệt để kiểm soát hành vi của kiến. Nấm sẽ "ra lệnh" buộc kiến rời đàn và cắn thủng phần mặt dưới của một chiếc lá. Đến khi bị nấm kết thúc cuộc đời, xác kiến vẫn cắm chặt vào phần thân lá.