Theo đó, hành tinh này có tên gọi là 2M1207b, "siêu sao Mộc" có kích thước gấp bốn lần sao Mộc.
“Lần khám phá hành tinh này vô cùng thú vị, nó cung cấp cho chúng ta những tri thức quý báu, độc đáo về một hành tinh mới”. Daniel Apai thuộc Đại học Arizona ở Tucson nói trong một bài viết.
Siêu sao Mộc 2M1207 mang bản chất của một sao lùn nâu, cách Trái đất chúng ta khoảng 170 năm ánh sáng.
Dưới độ phóng đại, độ phân giải cũng như kỹ thuật chụp ảnh cao của kính viễn vọng Hubble, các nhà khoa học thuộc NASA đã cung cấp những thông tin rõ nét, chính xác về siêu sao Mộc.
Các vòng mây bao quanh hành tinh này hoàn toàn tích điện không màu và bao quanh thành một vòng khép kín dạng chắp vá.
Vòng mây này chứa nhiều bụi silicat, đá ở các dạng nhỏ hỗn hợp và nhiệt độ vòng mây này rất cao đạt từ 1.204-1.426 độ C.
Ngay thời điểm đạt nhiệt độ cao nhất, siêu sao Mộc phát ra ánh sáng hồng ngoại màu đỏ hồng rực rỡ. Theo đo đạc thì lúc này, 2M1207 có số vòng quay đạt đỉnh điểm liên tục trong khoảng 10h một ngày.
Khi nhiệt độ của nó giảm đi, vòng quay bắt đầu ổn định trở lại, các vòng mây bụi sắt, silicat, đá cũng rơi vào trạng thái ban đầu, ly tán nhiều hơn, một số khác thì biến mất khỏi siêu sao Mộc.
Khám phá này vừa được công bố trên tạp chí Astrophysical Journal.
Xem video: Cái nhìn tuyệt đẹp về sao Mộc và sao Thổ trong video mới nhất