Vào năm 2019, các chuyên gia thông báo tìm được các bộ xương khủng long quý hiếm ở Australia. Điều khiến các chuyên gia bất ngờ hơn là việc bộ xương khủng long bị opal hóa suốt thời gian dài và trở thành ngọc mắt mèo.Việc tìm thấy xương khủng long cổ đại trở thành ngọc mắt mèo quý giá sau nhiều năm được đánh giá là phát hiện quan trọng đối với giới khảo cổ.Người có đóng góp quan trọng cho phát hiện này là thợ mỏ Bob Foster. Ông là người đầu tiên tìm thấy xương hóa thạch khủng long vào những năm 1980 ở mỏ ngọc mắt mèo Sheepyard.Về sau, ông Foster trao lại số hóa thạch tìm được cho Bảo tàng Australia ở Sydney. Sau khi nhận những hóa thạch trên, các nhà cổ sinh vật học ở bảo tàng Australia quyết định đến mỏ ngọc mắt mèo Sheepyard để tìm kiếm hóa thạch.Nhờ vậy, sau một thời gian tiến hành cuộc khai quật, các chuyên gia tìm được hơn 60 hóa thạch khủng long.Với những phát hiện trên, các chuyên gia bắt tay vào nghiên cứu hóa thạch nhằm xác định đó là loài khủng long nào.Căn cứ vào hình dạng và tình trạng hóa thạch, các chuyên gia phát hiện đó là một loài khủng long mới. Chúng được họ đặt tên là Fostoria dhimbangunmal (có nghĩa là "sheepyard" trong tiếng Yuwaalaraay của người bản xứ ở New South Wales).Fostoria dhimbangunmal là động vật ăn cỏ đứng bằng chân sau, thuộc cùng chi với loài iguanodon. Những con trưởng thành có cơ thể dài tới gần 5m.Việc tìm thấy nhiều con Fostoria dhimbangunmal tại cùng một địa điểm khiến các nhà nghiên cứu cho rằng chúng có thể là một gia đình hoặc thuộc một đàn nhỏ.Theo các chuyên gia, ngọc mắt mèo hình thành trong hốc đá. Sau khi khủng long chết, thi hài của chúng bị chôn vùi dưới cát hoặc đất sét. Sau nhiều thế kỷ, xương của chúng sẽ bị hóa đá và hình thành ngọc mắt mèo. Nó trở thành bản sao hóa thạch của xương khủng long.Mời độc giả xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THDT.
Vào năm 2019, các chuyên gia thông báo tìm được các bộ xương khủng long quý hiếm ở Australia. Điều khiến các chuyên gia bất ngờ hơn là việc bộ xương khủng long bị opal hóa suốt thời gian dài và trở thành ngọc mắt mèo.
Việc tìm thấy xương khủng long cổ đại trở thành ngọc mắt mèo quý giá sau nhiều năm được đánh giá là phát hiện quan trọng đối với giới khảo cổ.
Người có đóng góp quan trọng cho phát hiện này là thợ mỏ Bob Foster. Ông là người đầu tiên tìm thấy xương hóa thạch khủng long vào những năm 1980 ở mỏ ngọc mắt mèo Sheepyard.
Về sau, ông Foster trao lại số hóa thạch tìm được cho Bảo tàng Australia ở Sydney. Sau khi nhận những hóa thạch trên, các nhà cổ sinh vật học ở bảo tàng Australia quyết định đến mỏ ngọc mắt mèo Sheepyard để tìm kiếm hóa thạch.
Nhờ vậy, sau một thời gian tiến hành cuộc khai quật, các chuyên gia tìm được hơn 60 hóa thạch khủng long.
Với những phát hiện trên, các chuyên gia bắt tay vào nghiên cứu hóa thạch nhằm xác định đó là loài khủng long nào.
Căn cứ vào hình dạng và tình trạng hóa thạch, các chuyên gia phát hiện đó là một loài khủng long mới. Chúng được họ đặt tên là Fostoria dhimbangunmal (có nghĩa là "sheepyard" trong tiếng Yuwaalaraay của người bản xứ ở New South Wales).
Fostoria dhimbangunmal là động vật ăn cỏ đứng bằng chân sau, thuộc cùng chi với loài iguanodon. Những con trưởng thành có cơ thể dài tới gần 5m.
Việc tìm thấy nhiều con Fostoria dhimbangunmal tại cùng một địa điểm khiến các nhà nghiên cứu cho rằng chúng có thể là một gia đình hoặc thuộc một đàn nhỏ.
Theo các chuyên gia, ngọc mắt mèo hình thành trong hốc đá. Sau khi khủng long chết, thi hài của chúng bị chôn vùi dưới cát hoặc đất sét. Sau nhiều thế kỷ, xương của chúng sẽ bị hóa đá và hình thành ngọc mắt mèo. Nó trở thành bản sao hóa thạch của xương khủng long.
Mời độc giả xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THDT.