Albertaceratops là chi khủng long sống vào khoảng 80-75 triệu năm trước, phân bố ở Bắc Mỹ. Chúng dài 5 mét, nặng khoảng 3,5 tấn. Phía trên diềm đầu của những con khủng long mặt sừng này có hai chiếc "móc" đặc trưng quay về hai bên. Ảnh: Dinodata.de.Centrosaurus là chi khủng long sống vào 75 triệu năm trước, được tìm thấy tại Canada. Chúng dài 5-6 mét, nặng, 3-4 tấn, có sừng dài ở đầu mõm tương phản với những sừng nhỏ trên diềm. Các hóa thạch cho thấy Centrosaurus quần tụ thành đàn lớn hàng trăm cá thể.Chasmosaurus là chi khủng long sống vào 75-70 triệu năm trước, phân bố ở Bắc Mỹ. Dài 5-7 mét và nặng 2,5-3,5 tấn, chúng có khung xương phần diềm khá yếu. Các nhà nghiên cứu cho rằng diềm của Chasmosaurus được dùng để ve vãn bạn tình chứ không thực sự hiệu quả trong phòng vệ.Coahuilaceratops là chi khủng long sống vào 72 triệu năm trước, được tìm thấy tại Mexico. Chúng có kích cỡ khá đồ sộ so với các họ hàng, với chiều dài 7 mét, cao hông 2 mét, nặng 4-5 tấn. Cặp sừng trên trán của chúng có thể dài đến 1,2 mét.Diabloceratops (318) là chi khủng long sống vào 85 triệu năm trước, được phát hiện tại Bắc Utah, Mỹ. Chúng dài khoảng 5,5 mét, nặng 1-2 tấn. Trên diềm đầu của những con vật này có cặp sừng khá lớn.Einiosaurus là chi khủng long sống vào 75 triệu năm trước, phân bố tại Mỹ. Chúng dài 6 mét, nặng 1,3 tấn, trên mủi có chiếc sừng cong về phía trước như cái mở hộp khổng lồ, có lẽ được dùng để kiếm ăn bên cạnh chức năng phòng vệ.Pachyrhinosaurus là chi khủng long sống vào 70 triệu năm trước, được ghi nhận ở Bắc Mỹ. Chúng dài 6-7 mét, nặng 4 tấn. Đặc trưng của Pachyrhinosaurus là có tấm sừng dày trên mũi, chức năng chưa được xác định rõ ràng.Pentaceratops là chi khủng long sống vào 75-73 triệu năm trước, phân bố ở Mỹ. Dài 8 mét, nặng 4-5 tấn, chúng là một trong những chi khủng long mặt sừng kích thước lớn. Dù tên gọi có nghĩa là 5 sừng, thực tế chúng chỉ có 3 sừng và 2 ụ lồi ở 2 bên má.Styracosaurus là chi khủng long sống vào 77-70 triệu năm trước, được tìm thấy tại Canada. Chúng dài 5,5 mét, nặng 3 tấn, sở hữu bộ xương diềm rất ấn tượng với nhiều chiếc sừng chĩa sang 2 bên.Triceratops là chi khủng long sống vào 70 triệu năm trước, phân bố ở Bắc Mỹ. Những con khủng long ba sừng cực kỳ nổi tiếng này dài 9 mét, nặng 5 tấn, có cặp sừng trên mắt dài đến 1 mét. Chúng thường di chuyển theo đàn trên thảo nguyên rộng lớn.Regaliceratops là chi khủng long sống vào 68 triệu năm trước, được ghi nhận tại tỉnh Alberta, Canada. Chúng dài khoảng 5 mét, nặng 1,5 tấn, sở hữu bộ diềm sừng được ví như một chiếc vương miện lộng lẫy.Mercuriceratops là chi khủng long sống vào 77 triệu năm trước tại Bắc Mỹ. Dài khoảng 6 mét và nặng 2 tấn, diềm có dạng răng cưa với nhiều tấm sừng nhỏ nằm sát nhau.Utahceratops là chi khủng long sống vào 75 triệu năm trước, được ghi nhận tại bang Utah, Mỹ, dài 7 mét, nặng 3-4 tấn. Diềm của chúng gần giống Mercuriceratops, sừng mũi nằm lùi về phía sau nhiều hơn các loài khủng long mặt sừng khác.Mời quý độc giả xem video: Ba Chỉ hóa thạch | VTV TSTC.
Albertaceratops là chi khủng long sống vào khoảng 80-75 triệu năm trước, phân bố ở Bắc Mỹ. Chúng dài 5 mét, nặng khoảng 3,5 tấn. Phía trên diềm đầu của những con khủng long mặt sừng này có hai chiếc "móc" đặc trưng quay về hai bên. Ảnh: Dinodata.de.
Centrosaurus là chi khủng long sống vào 75 triệu năm trước, được tìm thấy tại Canada. Chúng dài 5-6 mét, nặng, 3-4 tấn, có sừng dài ở đầu mõm tương phản với những sừng nhỏ trên diềm. Các hóa thạch cho thấy Centrosaurus quần tụ thành đàn lớn hàng trăm cá thể.
Chasmosaurus là chi khủng long sống vào 75-70 triệu năm trước, phân bố ở Bắc Mỹ. Dài 5-7 mét và nặng 2,5-3,5 tấn, chúng có khung xương phần diềm khá yếu. Các nhà nghiên cứu cho rằng diềm của Chasmosaurus được dùng để ve vãn bạn tình chứ không thực sự hiệu quả trong phòng vệ.
Coahuilaceratops là chi khủng long sống vào 72 triệu năm trước, được tìm thấy tại Mexico. Chúng có kích cỡ khá đồ sộ so với các họ hàng, với chiều dài 7 mét, cao hông 2 mét, nặng 4-5 tấn. Cặp sừng trên trán của chúng có thể dài đến 1,2 mét.
Diabloceratops (318) là chi khủng long sống vào 85 triệu năm trước, được phát hiện tại Bắc Utah, Mỹ. Chúng dài khoảng 5,5 mét, nặng 1-2 tấn. Trên diềm đầu của những con vật này có cặp sừng khá lớn.
Einiosaurus là chi khủng long sống vào 75 triệu năm trước, phân bố tại Mỹ. Chúng dài 6 mét, nặng 1,3 tấn, trên mủi có chiếc sừng cong về phía trước như cái mở hộp khổng lồ, có lẽ được dùng để kiếm ăn bên cạnh chức năng phòng vệ.
Pachyrhinosaurus là chi khủng long sống vào 70 triệu năm trước, được ghi nhận ở Bắc Mỹ. Chúng dài 6-7 mét, nặng 4 tấn. Đặc trưng của Pachyrhinosaurus là có tấm sừng dày trên mũi, chức năng chưa được xác định rõ ràng.
Pentaceratops là chi khủng long sống vào 75-73 triệu năm trước, phân bố ở Mỹ. Dài 8 mét, nặng 4-5 tấn, chúng là một trong những chi khủng long mặt sừng kích thước lớn. Dù tên gọi có nghĩa là 5 sừng, thực tế chúng chỉ có 3 sừng và 2 ụ lồi ở 2 bên má.
Styracosaurus là chi khủng long sống vào 77-70 triệu năm trước, được tìm thấy tại Canada. Chúng dài 5,5 mét, nặng 3 tấn, sở hữu bộ xương diềm rất ấn tượng với nhiều chiếc sừng chĩa sang 2 bên.
Triceratops là chi khủng long sống vào 70 triệu năm trước, phân bố ở Bắc Mỹ. Những con khủng long ba sừng cực kỳ nổi tiếng này dài 9 mét, nặng 5 tấn, có cặp sừng trên mắt dài đến 1 mét. Chúng thường di chuyển theo đàn trên thảo nguyên rộng lớn.
Regaliceratops là chi khủng long sống vào 68 triệu năm trước, được ghi nhận tại tỉnh Alberta, Canada. Chúng dài khoảng 5 mét, nặng 1,5 tấn, sở hữu bộ diềm sừng được ví như một chiếc vương miện lộng lẫy.
Mercuriceratops là chi khủng long sống vào 77 triệu năm trước tại Bắc Mỹ. Dài khoảng 6 mét và nặng 2 tấn, diềm có dạng răng cưa với nhiều tấm sừng nhỏ nằm sát nhau.
Utahceratops là chi khủng long sống vào 75 triệu năm trước, được ghi nhận tại bang Utah, Mỹ, dài 7 mét, nặng 3-4 tấn. Diềm của chúng gần giống Mercuriceratops, sừng mũi nằm lùi về phía sau nhiều hơn các loài khủng long mặt sừng khác.
Mời quý độc giả xem video: Ba Chỉ hóa thạch | VTV TSTC.