Mới đây, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Martin Bizzarro từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đã phân tích các đồng vị crom trong nhiều thiên thạch Sao Hỏa, thứ dẫn họ trở ngược lại quá khứ 4,5 tỉ năm trước khi hành tinh này còn non trẻ."Vào thời điểm đó, Sao Hỏa bị bắn phá bởi các hành tinh chứa đầy băng. Điều này xảy ra trong 100 triệu năm đầu tiên của quá trình tiến hóa hành tinh. Ngoài nước, các tiểu hành tinh băng này còn mang đến các phân tử liên quan đến sinh học như axit amin đến Sao Hỏa" - tờ Sci-News dẫn lời giáo sư Bizzarro.Trong nghiên cứu mới, họ đã dựng nên một mô hình về đoạn quá khứ mãnh liệt nói trên của Sao Hỏa, chỉ ra sự tồn tại của một đại dương bao phủ toàn bộ hành tinh, giống hệt đại dương sơ khai của Trái Đất. Độ sâu của đại dương này ít nhất 300 m, và có khả năng lên tới 1 km ở một số điểm.Đại dương này cũng ngập đầy các khối xây dựng sự sống, bởi axit amin được sử dụng để cấu thành DNA, RNA.Cùng thời điểm đó, đại dương trên Trái Đất cũng hình thành nhưng các bằng chứng tương đương cho thấy nó ít nước hơn đại dương Sao Hỏa rất nhiều.Chưa kể trong khi các khối xây dựng sự sống tiến hóa bình yên ở Sao Hỏa, chúng gần như bị xóa sổ trên Trái Đất bởi vụ va chạm thảm khốc với Theia, một hành tinh to bằng Sao Hỏa và nay đã sáp nhập cơ thể với địa cầu của chúng ta.Thế nhưng như các nghiên cứu khác chỉ ra, những thảm họa có thể gây tuyệt chủng hoàn toàn sự sống Sao Hỏa đã xảy ra rất lâu sau đó, như quá trình bốc hơi gần như toàn bộ nước khoảng 3 tỉ năm về trước.Phát hiện này không chỉ đưa ra bằng chứng về một hành tinh đáng lẽ đầy sự sống cạnh chúng ta, mà còn giúp soi rọi vào quá khứ của chính Trái Đất, cách mà đại dương hình thành và sự sống được gieo mầm.Trước đó, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi phó Giáo sư khoa học địa chất từ Đại học Pennsylvania - Mỹ đã phát hiện lớp trầm tích đại dương dày ít nhất 900 m, bao phủ diện tích hàng trăm nghìn km vuông trên sao Hỏa.Lớp trầm tích của đại dương được phát hiện thông qua phân tích dữ liệu địa hình ngoạn mục được ghi lại bởi "chiến binh bất tử" Curiosity của NASA từ khu vực gọi là Greenheugh Pediment ở phía Bắc của Sao Hỏa, đã phát hiện ra những tính chất vô cùng đặc sắc.Theo SciTech Daily, địa hình của khu vực này đã hướng thẳng tới một đại dương cổ xưa, nước biển dâng cao trong thời kỳ khí hậu hành tinh ấm và ẩm kéo dài khoảng 3,5 tỉ năm trước.Đó là một đại dương lớn, mang nhiều đặc tính giống đại dương Trái Đất và khiến các nhà khoa học đoan chắc khả năng tồn tại sự sống là rất cao. Đại dương đó đã biến mất trong hiện tại nhưng dữ liệu của NASA tiết lộ một lớp trầm tích đại dương dày ít nhất 900 m, bao phủ diện tích hàng trăm nghìn km vuông.>>>Xem thêm video: NASA PHÓNG THÀNH CÔNG TÀU THĂM DÒ SAO HỎA THẾ HỆ MỚI (Nguồn: HTV TIN TỨC).
Mới đây, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Martin Bizzarro từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đã phân tích các đồng vị crom trong nhiều thiên thạch Sao Hỏa, thứ dẫn họ trở ngược lại quá khứ 4,5 tỉ năm trước khi hành tinh này còn non trẻ.
"Vào thời điểm đó, Sao Hỏa bị bắn phá bởi các hành tinh chứa đầy băng. Điều này xảy ra trong 100 triệu năm đầu tiên của quá trình tiến hóa hành tinh. Ngoài nước, các tiểu hành tinh băng này còn mang đến các phân tử liên quan đến sinh học như axit amin đến Sao Hỏa" - tờ Sci-News dẫn lời giáo sư Bizzarro.
Trong nghiên cứu mới, họ đã dựng nên một mô hình về đoạn quá khứ mãnh liệt nói trên của Sao Hỏa, chỉ ra sự tồn tại của một đại dương bao phủ toàn bộ hành tinh, giống hệt đại dương sơ khai của Trái Đất. Độ sâu của đại dương này ít nhất 300 m, và có khả năng lên tới 1 km ở một số điểm.
Đại dương này cũng ngập đầy các khối xây dựng sự sống, bởi axit amin được sử dụng để cấu thành DNA, RNA.
Cùng thời điểm đó, đại dương trên Trái Đất cũng hình thành nhưng các bằng chứng tương đương cho thấy nó ít nước hơn đại dương Sao Hỏa rất nhiều.
Chưa kể trong khi các khối xây dựng sự sống tiến hóa bình yên ở Sao Hỏa, chúng gần như bị xóa sổ trên Trái Đất bởi vụ va chạm thảm khốc với Theia, một hành tinh to bằng Sao Hỏa và nay đã sáp nhập cơ thể với địa cầu của chúng ta.
Thế nhưng như các nghiên cứu khác chỉ ra, những thảm họa có thể gây tuyệt chủng hoàn toàn sự sống Sao Hỏa đã xảy ra rất lâu sau đó, như quá trình bốc hơi gần như toàn bộ nước khoảng 3 tỉ năm về trước.
Phát hiện này không chỉ đưa ra bằng chứng về một hành tinh đáng lẽ đầy sự sống cạnh chúng ta, mà còn giúp soi rọi vào quá khứ của chính Trái Đất, cách mà đại dương hình thành và sự sống được gieo mầm.
Trước đó, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi phó Giáo sư khoa học địa chất từ Đại học Pennsylvania - Mỹ đã phát hiện lớp trầm tích đại dương dày ít nhất 900 m, bao phủ diện tích hàng trăm nghìn km vuông trên sao Hỏa.
Lớp trầm tích của đại dương được phát hiện thông qua phân tích dữ liệu địa hình ngoạn mục được ghi lại bởi "chiến binh bất tử" Curiosity của NASA từ khu vực gọi là Greenheugh Pediment ở phía Bắc của Sao Hỏa, đã phát hiện ra những tính chất vô cùng đặc sắc.
Theo SciTech Daily, địa hình của khu vực này đã hướng thẳng tới một đại dương cổ xưa, nước biển dâng cao trong thời kỳ khí hậu hành tinh ấm và ẩm kéo dài khoảng 3,5 tỉ năm trước.
Đó là một đại dương lớn, mang nhiều đặc tính giống đại dương Trái Đất và khiến các nhà khoa học đoan chắc khả năng tồn tại sự sống là rất cao. Đại dương đó đã biến mất trong hiện tại nhưng dữ liệu của NASA tiết lộ một lớp trầm tích đại dương dày ít nhất 900 m, bao phủ diện tích hàng trăm nghìn km vuông.
>>>Xem thêm video: NASA PHÓNG THÀNH CÔNG TÀU THĂM DÒ SAO HỎA THẾ HỆ MỚI (Nguồn: HTV TIN TỨC).