Bức tranh này tổng hợp từ hơn 208 hình ảnh mà Vệ tinh Khảo sát săn tìm hành tinh (TESS) đã chụp trong năm đầu tiên hoạt động nghiên cứu khoa học, kết thúc vào ngày 18/ 7.
Nhiệm vụ của lần khảo sát này là theo dõi, tìm kiếm các hành tinh nhỏ khi chúng đi qua phía trước các ngôi sao chủ và chặn ánh sáng của các ngôi sao lân cận.
"Phân tích dữ liệu từ TESS tập trung vào từng ngôi sao và hành tinh riêng lẻ”, Ethan Kruse, một thành của NASA- người đã lắp ráp bức tranh khảm tại Trung tâm bay không gian Goddard của NASA ở Maryland cho biết trong một tuyên bố.
|
Nguồn ảnh: NASA. |
Bức tranh mô tả vùng trời phía nam thiên hà Milky Way, bao gồm cả Tinh vân Orion (gần đỉnh) và Đám mây Magellan Lớn (ở giữa).
Được biết, TESS có được những hình ảnh trên bằng cách chia bầu trời phía nam thành 13 khu vực và sau đó quan sát kỹ vào từng vị trí trên bầu trời trong gần một tháng.
Mỗi máy ảnh thiết bị được ghép nối với kính viễn vọng TESS chụp được 15.347 hình ảnh khoa học trong 30 phút.
Nhìn chung, TESS đã ghi lại hơn 20 terabyte dữ liệu - tương đương với gần 6.000 bộ phim độ nét cao. Bây giờ, TESS đang thực hiện một cuộc khảo sát kéo dài một năm về bầu trời phía bắc thiên hà.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.