Có phải chăng hành tinh thứ 9 là một lỗ đen nguyên thủy? Các lỗ đen nguyên thủy (PBH) là các lỗ đen cũ và tương đối nhỏ xuất hiện ngay sau Vụ nổ Big Bang. Chúng được cho là đã được hình thành do kết quả của sự dao động mật độ vật thể rối loạn trong vũ trụ từ rất sớm.
Người ta tin rằng, nhiều PBH có khối lượng thấp nhất có khả năng đã bốc hơi. Tuy nhiên, những lỗ đen có khối lượng lớn hơn vẫn có thể tồn tại ở hiện tại, bốc hơi trong các kỷ nguyên tương lai.
|
Nguồn ảnh: Space. |
Các nhà thiên văn học Jakub Scholtz của Đại học Durham và James Unwin của Đại học Illinois tại Chicago, cho rằng Các lỗ đen nguyên thủy (PBH) có thể cư trú gần chúng ta hơn.
Trong một bài báo được xuất bản gần đây, họ suy ngẫm về khả năng hành tinh thứ 9 khó nắm bắt, được cho là quay quanh mặt trời ở khoảng cách từ 300 đến 1.000 AU, có thể là một lỗ đen nhỏ gọn và cũ kỹ như vậy.
"Việc tìm kiếm một hành tinh trôi nổi tự do là một lời giải thích hàng đầu cho nguồn gốc của hành tinh thứ 9 theo các gợi ý trước đây, nhưng chúng tôi cho thấy xác suất nó là một lỗ đen nguyên thủy vẫn cao hơn hẳn”.
Tuy nhiên, có thể khó xác nhận lý thuyết này, vì các lỗ đen nguyên thủy (PBH), với khối lượng khoảng năm lần khối Trái đất có nhiệt độ Hawking khoảng 0,004 K, khiến nó lạnh hơn lớp vũ trụ nền (CMB). Do đó, công suất bức xạ chỉ của nó là rất nhỏ, khiến nó khó được phát hiện.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.