Long diên hương được tạo thành trong hệ tiêu hóa của cá nhà táng. Khác với nhiều người tưởng tượng, long diên hương không được nôn ra từ cá nhà táng mà được bài tiết ra cùng với phân và có mùi tương tự khi mới được thải ra.Loài cá này khi ăn những con mực nang khổng lồ thì cái mai trong thân mực chịu tác động bởi dịch mật tiết ra từ ống mật. Sau đó một số phản ứng hóa học của dịch mật sẽ khiến mai mực trở thành một chất dẻo lầy nhầy nhưng không tiêu hóa được.Đến khi chất dẻo tích tụ thành khối lớn, theo phản xạ nhu động ruột, cá nhà táng sẽ thải nó ra. Lúc ấy nó có mùi tanh của phân cá rồi trải qua nhiều tháng lênh đênh trong nước biển, chịu những phản ứng quang học, ôxy hóa, chất dẻo dần dần cứng lại như sáp, có màu trắng, vàng, xám hoặc xám đen.Long diên hương là một nguyên liệu giá trị được dùng làm thuốc và nước hoa. Khi quá trình oxy hóa làm nước và không khí bốc hơi khỏi khối chất bài tiết, long diên hương tiết ra mùi tương tự như thuốc lá hoặc lớp phủ bên ngoài cây.Thời gian diễn ra quá trình oxy hóa quyết định chất lượng và giá trị của long diên hương. Nhà thu mua long diên hương nổi tiếng người Pháp Bernard Perrin ví nó như một loại rượu ngon, càng để lâu càng trở nên hảo hạng.Theo ghi chép lịch sử, những người Trung Đông tán long diên hương thành bột và uống để cường dương, bồi bổ sức lực, chữa bệnh não và tim cũng như tăng thêm hương vị cho thức ăn, nước uống."Bãi nôn" của cá nhà táng quý đến mức nó thôi thúc người Bồ Đào Nha chiếm đóng quần đảo Maldives vào thế kỷ 16 để có thể tiếp cận nguồn long diên hương dồi dào.Ambrein, một thành phần hóa học của long diên hương, được sử dụng trong ngành công nghiệp nước hoa nhằm kích thích khứu giác và kéo dài mùi hương. Đây cũng là nguyên liệu điều chế nước hoa Chanel số 5 nổi tiếng.Nhà hóa học về mùi vị George Preti ở Trung tâm Giác quan Hóa học Monell, Mỹ, giải thích phân tử long diên hương cũng tương tự như phân tử nước hoa, đều bị chất béo thu hút, nhưng chúng nặng hơn và lớn hơn.Các chuyên gia vẫn chưa thể lý giải tại sao long diên hương phổ biến hơn ở nam bán cầu và tại sao chỉ cá nhà táng đực mới sản sinh ra nguyên liệu này. Điều khiến long diên hương trở nên ngày càng quý giá và khan hiếm là số lượng cá nhà táng sụt giảm mạnh, hiện nay chỉ còn khoảng 350.000 con so với 1,1 triệu con trước khi bị đánh bắt.Cho đến nay, chỉ có Mỹ và Ấn Độ cấm mua bán long diên hương trong khi các nước khác cho phép người dân tự do kinh doanh bởi lẽ theo Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, thì “long diên hương là chất bài tiết tự nhiên, nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của công ước”.Long diên hương là thứ nguyên liệu thô kỳ diệu. Thật khó để so sánh nó với bất kỳ loại hương liệu nào khác và đó cũng là lý do tại sao loài người đã theo đuổi nó hàng nghìn năm nay.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC
Long diên hương được tạo thành trong hệ tiêu hóa của cá nhà táng. Khác với nhiều người tưởng tượng, long diên hương không được nôn ra từ cá nhà táng mà được bài tiết ra cùng với phân và có mùi tương tự khi mới được thải ra.
Loài cá này khi ăn những con mực nang khổng lồ thì cái mai trong thân mực chịu tác động bởi dịch mật tiết ra từ ống mật. Sau đó một số phản ứng hóa học của dịch mật sẽ khiến mai mực trở thành một chất dẻo lầy nhầy nhưng không tiêu hóa được.
Đến khi chất dẻo tích tụ thành khối lớn, theo phản xạ nhu động ruột, cá nhà táng sẽ thải nó ra. Lúc ấy nó có mùi tanh của phân cá rồi trải qua nhiều tháng lênh đênh trong nước biển, chịu những phản ứng quang học, ôxy hóa, chất dẻo dần dần cứng lại như sáp, có màu trắng, vàng, xám hoặc xám đen.
Long diên hương là một nguyên liệu giá trị được dùng làm thuốc và nước hoa. Khi quá trình oxy hóa làm nước và không khí bốc hơi khỏi khối chất bài tiết, long diên hương tiết ra mùi tương tự như thuốc lá hoặc lớp phủ bên ngoài cây.
Thời gian diễn ra quá trình oxy hóa quyết định chất lượng và giá trị của long diên hương. Nhà thu mua long diên hương nổi tiếng người Pháp Bernard Perrin ví nó như một loại rượu ngon, càng để lâu càng trở nên hảo hạng.
Theo ghi chép lịch sử, những người Trung Đông tán long diên hương thành bột và uống để cường dương, bồi bổ sức lực, chữa bệnh não và tim cũng như tăng thêm hương vị cho thức ăn, nước uống.
"Bãi nôn" của cá nhà táng quý đến mức nó thôi thúc người Bồ Đào Nha chiếm đóng quần đảo Maldives vào thế kỷ 16 để có thể tiếp cận nguồn long diên hương dồi dào.
Ambrein, một thành phần hóa học của long diên hương, được sử dụng trong ngành công nghiệp nước hoa nhằm kích thích khứu giác và kéo dài mùi hương. Đây cũng là nguyên liệu điều chế nước hoa Chanel số 5 nổi tiếng.
Nhà hóa học về mùi vị George Preti ở Trung tâm Giác quan Hóa học Monell, Mỹ, giải thích phân tử long diên hương cũng tương tự như phân tử nước hoa, đều bị chất béo thu hút, nhưng chúng nặng hơn và lớn hơn.
Các chuyên gia vẫn chưa thể lý giải tại sao long diên hương phổ biến hơn ở nam bán cầu và tại sao chỉ cá nhà táng đực mới sản sinh ra nguyên liệu này. Điều khiến long diên hương trở nên ngày càng quý giá và khan hiếm là số lượng cá nhà táng sụt giảm mạnh, hiện nay chỉ còn khoảng 350.000 con so với 1,1 triệu con trước khi bị đánh bắt.
Cho đến nay, chỉ có Mỹ và Ấn Độ cấm mua bán long diên hương trong khi các nước khác cho phép người dân tự do kinh doanh bởi lẽ theo Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, thì “long diên hương là chất bài tiết tự nhiên, nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của công ước”.