Các nhà khoa học đã phát hiện 7 hành tinh thuộc hệ hành tinh TRAPPIST-1 cách trái đất chỉ 39 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Bảo Bình sở hữu nhiều đặc điểm giống hệt Trái đất.Trong đó, TRAPPIST-1e là hành tinh dễ sống nhất. TRAPPIST-1e là một hành tinh đá hoàn toàn giống kiểu Trái đất và có khí hậu ôn đới.Trong khi một số anh em của TRAPPIST-1e có thể là hành tinh đại dương, một dạng hành tinh có quá nhiều nước mà các nhà khoa học vẫn còn hoài nghi về khả năng bảo tồn sự sống.Proxima Centauri b lớn hơn một chút so với Trái đất. Nó quay quanh khu vực có thể sinh sống của các ngôi sao, điều đó có nghĩa là tại đó nước có thể tồn tại được ở dạng lỏng - thậm chí, cả con người cũng có thể sinh sống.Mặc dù "Trái đất thứ hai" này có những đặc tính giống với Trái đất - nơi chúng ta đang sống nhưng Proxima b vẫn còn là một thế giới "bí ẩn" và "xa lạ".Hành tinh lớn hơn Trái Đất 1,27 lần, cũng có khí hậu ôn đới nhưng trở ngại duy nhất cho sự sống là nó có thể bị nhận bức xạ cực tím lớn do nằm quá gần sao mẹ.Các chuyên gia NASA đã phát hiện ứng viên Trái đất mới, hành tinh Kepler-1649c đang xoay quanh một sao lùn đỏ cách địa cầu khoảng 300 năm ánh sáng.Kepler-1649c mất 19,5 ngày để hoàn tất quỹ đạo quanh sao trung tâm, và nằm ở khoảng cách nhiều khả năng cho phép nước tồn tại dưới dạng lỏng trên bề mặt hành tinh.Kepler-452b có kích thước 1,6 lần Trái đất này quay quanh một ngôi sao lớn hơn Mặt Trời 10%. Các dữ liệu khá rõ ràng đã được thu thập dù nó cách Trái đất tới 1.400 ánh sáng.Đây là một hành tinh đá cùng kiểu với Trái đất và nằm trong vùng sự sống của sao mẹ.Kepler-442b lớn hơn Trái đất 33% này là một trong những ứng cử viên hiếm hoi được giới khoa học khẳng định là "đủ ánh sáng để duy trì một sinh quyển lớn".Các nhà khoa học đã xét đến nhiều điều kiện khả dĩ cho sự sống thông qua dữ liệu quang phổ và nhận thấy sự quang hợp rất có thể đang diễn ra trên hành tinh. Hành tinh này quay quanh sao mẹ mỗi 112 ngày và cách chúng ta 1.194 năm ánh sáng.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Các nhà khoa học đã phát hiện 7 hành tinh thuộc hệ hành tinh TRAPPIST-1 cách trái đất chỉ 39 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Bảo Bình sở hữu nhiều đặc điểm giống hệt Trái đất.
Trong đó, TRAPPIST-1e là hành tinh dễ sống nhất. TRAPPIST-1e là một hành tinh đá hoàn toàn giống kiểu Trái đất và có khí hậu ôn đới.
Trong khi một số anh em của TRAPPIST-1e có thể là hành tinh đại dương, một dạng hành tinh có quá nhiều nước mà các nhà khoa học vẫn còn hoài nghi về khả năng bảo tồn sự sống.
Proxima Centauri b lớn hơn một chút so với Trái đất. Nó quay quanh khu vực có thể sinh sống của các ngôi sao, điều đó có nghĩa là tại đó nước có thể tồn tại được ở dạng lỏng - thậm chí, cả con người cũng có thể sinh sống.
Mặc dù "Trái đất thứ hai" này có những đặc tính giống với Trái đất - nơi chúng ta đang sống nhưng Proxima b vẫn còn là một thế giới "bí ẩn" và "xa lạ".
Hành tinh lớn hơn Trái Đất 1,27 lần, cũng có khí hậu ôn đới nhưng trở ngại duy nhất cho sự sống là nó có thể bị nhận bức xạ cực tím lớn do nằm quá gần sao mẹ.
Các chuyên gia NASA đã phát hiện ứng viên Trái đất mới, hành tinh Kepler-1649c đang xoay quanh một sao lùn đỏ cách địa cầu khoảng 300 năm ánh sáng.
Kepler-1649c mất 19,5 ngày để hoàn tất quỹ đạo quanh sao trung tâm, và nằm ở khoảng cách nhiều khả năng cho phép nước tồn tại dưới dạng lỏng trên bề mặt hành tinh.
Kepler-452b có kích thước 1,6 lần Trái đất này quay quanh một ngôi sao lớn hơn Mặt Trời 10%. Các dữ liệu khá rõ ràng đã được thu thập dù nó cách Trái đất tới 1.400 ánh sáng.
Đây là một hành tinh đá cùng kiểu với Trái đất và nằm trong vùng sự sống của sao mẹ.
Kepler-442b lớn hơn Trái đất 33% này là một trong những ứng cử viên hiếm hoi được giới khoa học khẳng định là "đủ ánh sáng để duy trì một sinh quyển lớn".
Các nhà khoa học đã xét đến nhiều điều kiện khả dĩ cho sự sống thông qua dữ liệu quang phổ và nhận thấy sự quang hợp rất có thể đang diễn ra trên hành tinh. Hành tinh này quay quanh sao mẹ mỗi 112 ngày và cách chúng ta 1.194 năm ánh sáng.