Các nhà nghiên cứu cho biết trong một phát hiện mới đây rằng, địa điểm độc đáo ở phía đông nam Wyoming (một tiểu bang miền núi, nằm ở mạn tây Hoa Kỳ) có hơn 30 hố va chạm nhỏ được hình thành cách đây khoảng 280 triệu năm trước.Những miệng hố cổ đại này trong các lớp trầm tích lộ ra từ kỷ Permi (280 triệu năm trước). Sau khi phát hiện ra những miệng hố núi lửa đầu tiên, nhóm nghiên cứu ban đầu nghi ngờ rằng, chúng nằm trong một cánh đồng có nhiều miệng núi lửa, được hình thành do sự vỡ vụn của một tiểu hành tinh từ trên bầu khí quyển. Tuy nhiên, với việc phát hiện ngày càng nhiều miệng núi lửa trên một diện tích rộng, cách giải thích này đã bị loại trừ.Trưởng nhóm nghiên cứu Thomas Kenkmann, nhà địa chất tại Đại học Freiburg ở Đức cho biết: “Nhiều miệng hố tập trung thành từng nhóm và thẳng hàng dọc theo dạng các tia bắn phá. Hơn nữa, một số miệng núi lửa có hình elip, không phải hình tròn, cho phép tái tạo lại các đường đi đến của các tác nhân va chạm. Các quỹ đạo được tái tạo cho thấy có dạng xuyên tâm.“Các mô phỏng quỹ đạo chỉ ra một nguồn duy nhất, và cho thấy rằng các miệng hố núi lửa thứ cấp này được hình thành bởi các khối phun ra từ một miệng núi lửa sơ cấp lớn hơn từng hoạt động mạnh mẽ”.Các miệng núi lửa thứ cấp kiểu này từng được tìm thấy trên các hành tinh và mặt trăng khác, nhưng chưa bao giờ được tìm thấy trên Trái đất cho đến ngày hôm nay.Nhóm nghiên cứu đã tính toán quỹ đạo và sử dụng các mô phỏng toán học để mô hình hóa sự hình thành của các miệng núi lửa thứ cấp này.Tất cả các miệng núi lửa thứ cấp được tìm thấy cho đến nay đều nằm cách miệng hố sơ cấp lớn khoảng 150-200 km và được hình thành bởi các khối đá phun ra từ miệng núi lửa này có kích thước 4-8m va vào bề mặt địa chất khu vực xung quanh với tốc độ 700-1000 m/s.
Các nhà nghiên cứu cho biết trong một phát hiện mới đây rằng, địa điểm độc đáo ở phía đông nam Wyoming (một tiểu bang miền núi, nằm ở mạn tây Hoa Kỳ) có hơn 30 hố va chạm nhỏ được hình thành cách đây khoảng 280 triệu năm trước.
Những miệng hố cổ đại này trong các lớp trầm tích lộ ra từ kỷ Permi (280 triệu năm trước).
Sau khi phát hiện ra những miệng hố núi lửa đầu tiên, nhóm nghiên cứu ban đầu nghi ngờ rằng, chúng nằm trong một cánh đồng có nhiều miệng núi lửa, được hình thành do sự vỡ vụn của một tiểu hành tinh từ trên bầu khí quyển. Tuy nhiên, với việc phát hiện ngày càng nhiều miệng núi lửa trên một diện tích rộng, cách giải thích này đã bị loại trừ.
Trưởng nhóm nghiên cứu Thomas Kenkmann, nhà địa chất tại Đại học Freiburg ở Đức cho biết: “Nhiều miệng hố tập trung thành từng nhóm và thẳng hàng dọc theo dạng các tia bắn phá. Hơn nữa, một số miệng núi lửa có hình elip, không phải hình tròn, cho phép tái tạo lại các đường đi đến của các tác nhân va chạm. Các quỹ đạo được tái tạo cho thấy có dạng xuyên tâm.
“Các mô phỏng quỹ đạo chỉ ra một nguồn duy nhất, và cho thấy rằng các miệng hố núi lửa thứ cấp này được hình thành bởi các khối phun ra từ một miệng núi lửa sơ cấp lớn hơn từng hoạt động mạnh mẽ”.
Các miệng núi lửa thứ cấp kiểu này từng được tìm thấy trên các hành tinh và mặt trăng khác, nhưng chưa bao giờ được tìm thấy trên Trái đất cho đến ngày hôm nay.
Nhóm nghiên cứu đã tính toán quỹ đạo và sử dụng các mô phỏng toán học để mô hình hóa sự hình thành của các miệng núi lửa thứ cấp này.
Tất cả các miệng núi lửa thứ cấp được tìm thấy cho đến nay đều nằm cách miệng hố sơ cấp lớn khoảng 150-200 km và được hình thành bởi các khối đá phun ra từ miệng núi lửa này có kích thước 4-8m va vào bề mặt địa chất khu vực xung quanh với tốc độ 700-1000 m/s.