Theo Daily Star, gián là sinh vật sinh sôi nhanh theo cấp số nhân, sống ở nơi tăm tối, ẩm thấp nên dễ là trở thành con đường lây nhiễm nhiều loại vi khuẩn.
“Điều đáng lo ngại là loài gián đang có dấu hiệu kháng thuốc diệt côn trùng, đến mức nếu chỉ dùng hóa chất thì không thể kiểm soát được”, giáo sư Michael Scharf đến từ Đại học Purdue, bang Indiana, Mỹ, nói.
Mỗi loại thuốc diệt côn trùng hoạt động theo một cách khác nhau. Ngày nay, con người thường phải trộn nhiều loại thuốc vào với nhau, để nếu có thành phần kháng thuốc vì thành phần khác cũng đủ để diệt gián.
|
Để diệt triệt để quần thể gián cần nhiều biện pháp khác nhau, không chỉ đơn giản là dùng thuốc diệt côn trùng.
|
Giáo sư Scharf và các cộng sự đã thử nghiệm 3 cách diệt gián tại căn nhà thuộc bang Indiana và bang Illinois, trong 6 tháng.
Mời quý vị xem video: Quái vật gián khiến bao người phải chạy mất dép
Cách đầu tiên bao gồm 3 loại thuốc diệt côn trùng được sử dụng và xoay vòng liên tục hàng tháng. Cách thứ hai là sử dụng hỗn hợp hai loại thuốc diệt côn trùng trong 6 tháng. Cách thứ ba là dùng loại thuốc diệt côn trùng ít bị kháng thuốc nhất và dùng liên tục suốt thời gian thử nghiệm.
Đối với cách 1 và 3, số lượng gián được kiểm soát trong 6 tháng, nhưng không thể khiến chúng biến mất hoàn toàn. Cách 2 thậm chí còn không có tác dụng và gián sinh sôi nảy nở nhanh.
Giáo sư Scharf còn nhận thấy 10% số lượng gián trong quần thể bắt đầu hình thành khả năng kháng thuốc. Đặc tính kháng thuốc này tiếp tục được truyền cho thế hệ sau.
“Chúng tôi không ngờ là loài gián có khả năng kháng thuốc nhanh đến vậy”, giáo sư Scharf nói. Để diệt gián hiệu quả, giáo sư Scharf nói phải sử dụng đồng thời nhiều biện pháp, chứ không thể chỉ dùng thuốc diệt côn trùng.