Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên quay quanh Trái Đất từ hàng tỷ năm nay, chịu lực hấp dẫn của Trái Đất và buộc tốc độ quay của Mặt trăng phải đồng bộ với quỹ đạo của nó. Mặt trăng phải quay trên trục của chính nó và quay quanh Trái Đất, mỗi vòng hết 28 ngày.Một nửa của Mặt trăng, nơi mà chúng ta có thể nhìn thấy được luôn hướng về phía Trái Đất, nửa phía đối diện chính là nửa tối, nửa mà chúng ta không thể nhìn thấy được. Gọi là nửa tối, nhưng nửa này vẫn nhận được ánh sáng của mặt trời.Ngày 7/12/2018, Trung Quốc đã phóng tên lửa đưa tàu thăm dò Hằng Nga 4, sau 5 ngày di chuyển một quãng đường dài 384.400 km, tàu thăm dò Hằng Nga-4 tiến vào vùng quỹ đạo Mặt trăng. Sau hơn hai tuần quay quanh để quan sát và tính toán dữ liệu, nó hạ cánh thành công xuống nửa tối của vệ tinh Trái Đất.Địa điểm mà tàu Thường Nga 4 hạ cánh là ở trong một miệng núi lửa của Mặt trăng được đặt tên là Von Kármán. Đây là miệng núi lửa cổ xưa nhất, lớn nhất và sâu nhất trên bề mặt của Mặt trăng.Từ một nghiên cứu từng được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters, các nhà khoa học Trung Quốc đã hy vọng thông qua lần thám hiểm này để khám phá thêm những "bí mật" khác của Mặt trăng. Nhà nghiên cứu Peter B. James và nhóm của mình (thuộc đại học Baylor) đã phân tích những thay đổi của lực hấp dẫn xung quanh Mặt trăng và phát hiện ra một khối lượng kim loại nằm dưới bề mặt của nó.Theo các nhà nghiên cứu, sự bất thường của khu vực lòng chảo Aitken có thể giải thích chính xác bằng một lượng lớn kim loại ở độ sâu vài trăm km. Họ đã đưa ra 2 giải thuyết cho bí ẩn này. Thứ nhất phần còn lại của một tiểu hành tinh bằng sắt và niken siêu nặng có thể vẫn tồn tại dưới lớp vỏ bao phủ Mặt trăng.Giả thuyết thứ 2 là phần lõi Mặt trăng tại khu vực này chứa dày đặc các vật chất dị thường. Nhà nghiên cứu Peter B. James cho hay "Chúng tôi cho rằng nằm sâu dưới lòng chảo Aitken là một mỏ kim loại lớn gấp 5 lần đảo Hawaii."Điều đáng ngạc nhiên hơn là trong miệng núi lửa này, tàu thám hiểm Thường Nga 4 đã tìm thấy một số thông tin thiên văn mà trước đây chúng ta chưa chứng minh được. Bên dưới miệng núi lửa Von Kármán là một mỏ kim loại khổng lồ tồn tại ở độ sâu lên tới 290 km. Khối lượng của mỏ kim loại này lên tới 22 triệu tấn. Mặt trăng không phải là hành tinh quá lớn, tại sao nó lại có trữ lượng kim loại lớn như vậy?Peter B. James và nhóm nghiên cứu của ông cho rằng sự hình thành của mỏ kim loại này thực sự xuất phát từ vụ va chạm của thiên thạch khổng lồ với Trái đất trước đó. Hành tinh va chạm với Trái đất vào khoảng 4,6 tỷ năm trước được gọi là Theia. Các nhà khoa học cho rằng Mặt trăng được sinh ra từ vụ va chạm này.Mặt trăng được tạo thành bởi vụ va chạm theo phương tiếp tuyến với một thiên thể kích thước Sao Hỏa. Thế nhưng, lớp silicat ngoài của các thiên thể va chạm hầu hết đã bốc hơi, để lại lõi kim loại. Do đó, hầu hết vật chất bắn lên quỹ đạo sẽ bao gồm silicat, làm Mặt trăng khi ngưng kết thiếu đi sắt.Như vậy, nhờ có sự giúp đỡ của các công cụ khoa học, lịch sử ra đời của Trái đất, Mặt trăng, các thiên thể khác cũng như các bí mật của chúng dần bị phơi bày. Không chỉ có kim loại hiếm, Mặt trăng còn là nguồn cung cấp nhiều loại vật liệu khác như Silicon, đất hiếm, Titan, nhôm, nước, đồng vị Helium 3.Hiện nay, Mặt trăng đã trở thành miếng bánh mà nhiều quốc gia lớn muốn xí phần do nguồn tài nguyên khổng lồ của nó. Trong tương lai, chúng ta có thể sẽ sử dụng những đồ vật được lấy vật liệu từ Mặt trăng.Mời các bạn xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến Mặt trăng, sao hỏa. Nguồn: VTV
Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên quay quanh Trái Đất từ hàng tỷ năm nay, chịu lực hấp dẫn của Trái Đất và buộc tốc độ quay của Mặt trăng phải đồng bộ với quỹ đạo của nó. Mặt trăng phải quay trên trục của chính nó và quay quanh Trái Đất, mỗi vòng hết 28 ngày.
Một nửa của Mặt trăng, nơi mà chúng ta có thể nhìn thấy được luôn hướng về phía Trái Đất, nửa phía đối diện chính là nửa tối, nửa mà chúng ta không thể nhìn thấy được. Gọi là nửa tối, nhưng nửa này vẫn nhận được ánh sáng của mặt trời.
Ngày 7/12/2018, Trung Quốc đã phóng tên lửa đưa tàu thăm dò Hằng Nga 4, sau 5 ngày di chuyển một quãng đường dài 384.400 km, tàu thăm dò Hằng Nga-4 tiến vào vùng quỹ đạo Mặt trăng. Sau hơn hai tuần quay quanh để quan sát và tính toán dữ liệu, nó hạ cánh thành công xuống nửa tối của vệ tinh Trái Đất.
Địa điểm mà tàu Thường Nga 4 hạ cánh là ở trong một miệng núi lửa của Mặt trăng được đặt tên là Von Kármán. Đây là miệng núi lửa cổ xưa nhất, lớn nhất và sâu nhất trên bề mặt của Mặt trăng.
Từ một nghiên cứu từng được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters, các nhà khoa học Trung Quốc đã hy vọng thông qua lần thám hiểm này để khám phá thêm những "bí mật" khác của Mặt trăng. Nhà nghiên cứu Peter B. James và nhóm của mình (thuộc đại học Baylor) đã phân tích những thay đổi của lực hấp dẫn xung quanh Mặt trăng và phát hiện ra một khối lượng kim loại nằm dưới bề mặt của nó.
Theo các nhà nghiên cứu, sự bất thường của khu vực lòng chảo Aitken có thể giải thích chính xác bằng một lượng lớn kim loại ở độ sâu vài trăm km. Họ đã đưa ra 2 giải thuyết cho bí ẩn này. Thứ nhất phần còn lại của một tiểu hành tinh bằng sắt và niken siêu nặng có thể vẫn tồn tại dưới lớp vỏ bao phủ Mặt trăng.
Giả thuyết thứ 2 là phần lõi Mặt trăng tại khu vực này chứa dày đặc các vật chất dị thường. Nhà nghiên cứu Peter B. James cho hay "Chúng tôi cho rằng nằm sâu dưới lòng chảo Aitken là một mỏ kim loại lớn gấp 5 lần đảo Hawaii."
Điều đáng ngạc nhiên hơn là trong miệng núi lửa này, tàu thám hiểm Thường Nga 4 đã tìm thấy một số thông tin thiên văn mà trước đây chúng ta chưa chứng minh được. Bên dưới miệng núi lửa Von Kármán là một mỏ kim loại khổng lồ tồn tại ở độ sâu lên tới 290 km. Khối lượng của mỏ kim loại này lên tới 22 triệu tấn. Mặt trăng không phải là hành tinh quá lớn, tại sao nó lại có trữ lượng kim loại lớn như vậy?
Peter B. James và nhóm nghiên cứu của ông cho rằng sự hình thành của mỏ kim loại này thực sự xuất phát từ vụ va chạm của thiên thạch khổng lồ với Trái đất trước đó. Hành tinh va chạm với Trái đất vào khoảng 4,6 tỷ năm trước được gọi là Theia. Các nhà khoa học cho rằng Mặt trăng được sinh ra từ vụ va chạm này.
Mặt trăng được tạo thành bởi vụ va chạm theo phương tiếp tuyến với một thiên thể kích thước Sao Hỏa. Thế nhưng, lớp silicat ngoài của các thiên thể va chạm hầu hết đã bốc hơi, để lại lõi kim loại. Do đó, hầu hết vật chất bắn lên quỹ đạo sẽ bao gồm silicat, làm Mặt trăng khi ngưng kết thiếu đi sắt.
Như vậy, nhờ có sự giúp đỡ của các công cụ khoa học, lịch sử ra đời của Trái đất, Mặt trăng, các thiên thể khác cũng như các bí mật của chúng dần bị phơi bày. Không chỉ có kim loại hiếm, Mặt trăng còn là nguồn cung cấp nhiều loại vật liệu khác như Silicon, đất hiếm, Titan, nhôm, nước, đồng vị Helium 3.
Hiện nay, Mặt trăng đã trở thành miếng bánh mà nhiều quốc gia lớn muốn xí phần do nguồn tài nguyên khổng lồ của nó. Trong tương lai, chúng ta có thể sẽ sử dụng những đồ vật được lấy vật liệu từ Mặt trăng.