Tảng bẳng trôi lớn nhất trong lịch sử
Nặng hơn 1.000 tỷ tấn, có diện tích gấp 4 lần London, tảng băng vừa tách khỏi thềm băng Larsen C ngày 12/7 trở thành khối băng trôi lớn nhất trong lịch sử.
Thế giới ngỡ ngàng sau khi tảng băng khổng lồ với trọng lượng 1.000 tỷ tấn tách ra khỏi thềm băng Larsen C, có thể kéo theo nhiều hiểm họa khôn lường.
Nguyên nhân băng vỡ thực sự
Sự tách rời của tảng băng trôi khổng lồ khiến thềm băng Larsen C suy giảm hơn 12% diện tích và quang cảnh bán đảo Nam Cực thay đổi vĩnh viễn. Dù thềm băng còn lại có thể sẽ tiếp tục tái tạo theo thời gian, nhưng lớp băng mới có khả năng kém ổn định hơn so với trước khi nứt vỡ.
Nghiên cứu mới chỉ ra rằng, những cơn gió mạnh có vận tốc lên đến 700 km/h do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu chính là nguyên nhân khiến thềm băng ở Tây Nam Cực tan nhanh chóng.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy sự biến đổi khí hậu đã làm cho nước gần cực Nam ấm lên, cùng như việc gia tăng tần suất gió mạnh trong khu vực này. Những cơn gió mạnh từ hướng Đông của Nam Cực cũng đang thúc ẩy tốc độ băng tan cao dọc theo bán đảo Tây Nam Cực. Gió ở hướng Đông của Nam Cực có thể đi lục địa này với vận tốc lên đến 700 km/h thông qua một loại sóng gọi là sóng Kelvin.
|
Hình minh họa. |
Và đây là những điều xảy ra tiếp theo:
Tảng băng chầm chậm trôi đi. Mảnh băng vỡ khổng lồ này, vốn đang nổi trên biển, sẽ trở thành một trong những tảng băng trôi lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử. Sau khi vỡ ra khỏi thềm băng, nó sẽ không trôi đi nhanh chóng. Nhưng nhờ dòng hải lưu, nhiều khả năng tảng băng sẽ men theo bờ biển và đi ra Đại Tây Dương.
Tảng băng sẽ gây tiếng ồn
Khi những thềm băng “sinh” ra những tảng băng trôi, đại dương sẽ bị náo động. Sau khi B-15 – tảng băng trôi lớn nhất từng quan sát được – tách ra khỏi thềm băng Ross năm 2000, các nhà khoa học sử dụng hydrophone để giám sát âm thanh dưới nước đã thu nhận được tín hiệu lạ từ cách hàng ngàn kilomet.
Tín hiệu này sau đó dẫn họ đến phần còn lại của tảng băng B-15 khổng lồ – đang tiếp tục tan rã, khiến nước lấp đầy các khe, rãnh nứt và tạo nên tiếng động lớn.
|
Những mảnh băng vỡ có thể trôi nổi nhiều năm. |
Tùy thuộc vào tốc độ chúng dạt đến những vùng nước ấm hơn, tảng băng trôi và những mảnh vỡ của nó có thể “lang thang” trên đại dương nhiều năm. Theo NASA, 15 năm sau khi B-15 tách khỏi thềm băng Ross, vẫn còn 8 mảnh vỡ của tảng băng nguyên bản trên đại đương, lớn nhất là tảng B-15T.
Các nhà khoa học nghiên cứu sự kiện vỡ ra tảng băng này không thấy mối liên hệ với biến đổi khí hậu, nhưng nó vẫn là tin xấu về lâu dài cho thềm băng. Mất đi mảng băng khổng lồ khiến Larsen C trở nên kém ổn định hơn.
Và nhóm Dự án MIDAS phát hiện ra rằng, giống trường hợp thềm băng Larsen B mất đi một phần lớn vào năm 2002, Larsen C có thể tiếp tục phân tách sau khi tảng băng trôi đi.
Những hiểm họa khôn lường
Giáo sư Nancy Bertler, chuyên gia nổi tiếng tại Trung tâm nghiên cứu Nam Cực thuộc Đại học Victoria Wellington (New Zealand) cho biết, sự nóng lên toàn cầu và lỗ thủng tầng ozone đã gây ra nhiều sự đứt gãy, tan vỡ đột ngột của các thềm băng lớn trong khu vực Nam Cực.
Điều này có thể gây ra những hậu quả không hề nhỏ. Bà Bertler nhận định, mặc dù không làm tăng mực nước biển nhưng sự đứt gãy của những tảng băng trôi có thể làm gia tăng đáng kể tốc độ băng đất chảy ra biển. Quá trình đó có thể gây nên những tác động nghiêm trọng trên hành tinh này.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng lớp băng khổng lồ ở Tây Nam Cực sẽ tan chảy hoàn toàn trong vòng 100 năm nữa. Mực nước biển lúc bấy giờ sẽ dâng thêm 3 mét, nhấn chìm nhiều vùng đất ven biển và ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên toàn thế giới.
Các nhà khoa học cho hay, bản thân tảng băng trôi không làm ảnh hưởng tới mực nước biển toàn cầu khi trôi dạt trên mặt nước. Tuy nhiên, nó có thể gây ra tác động lớn, "kích thích" tốc độ đổ xuống biển của sông băng nhanh hơn. Thiệt hại sẽ không bị giới hạn ở riêng lẻ một lục địa mà sẽ gây ảnh hưởng lên các khu vực ven biển trên toàn thế giới. Mực nước biển có dâng lên thêm 1m nếu tốc độ diễn biến của băng tan ở Nam Cực như hiện nay.
Chúng ta có thể mất đi nhiều vùng đất thấp trong tương lai gần từ những thảm kịch băng tan này. Mục tiêu đặt ra trong bối cảnh hiện tại đó là chúng ta cần phải có những biển pháp thích hợp trong việc giảm phát thải khí nhà kính cũng như việc sử dụng năng lượng xanh để hạn chế ảnh hưởng lên "vùng đất băng giá" này. Đây không phải là việc riêng của mỗi quốc gia mà là thử thách cả hành tinh phải đối mặt, không nên xem nhẹ.