Khám phá mặt trăng núi lửa hủy diệt khó thể có sự sống

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học nghĩ rằng họ đã khám phá ra một thế giới nóng. Mặt trăng hủy diệt này có tên khoa học là WASP-49, quay quanh một ngôi sao chủ nằm cách Trái đất 550 năm ánh sáng, có trong chòm sao Lepus.

Các nhà khoa học có thể đã tìm thấy một thế giới núi lửa đang nằm bên bờ vực hủy diệt, nơi mà cơ hội tìm thấy sự sống là rất khó xảy ra.

Một nhà khoa học đã so sánh mặt trăng này với một thế giới hư cấu, đầy nham thạch đến từ bộ phim khoa học viễn tưởng "Chiến tranh giữa các vì sao".

Kham pha mat trang nui lua huy diet kho the co su song
 Nguồn ảnh: Space.

Nhưng thay vì là ngoại hành tinh, đối tượng này lại là một mặt trăng núi lửa, giống như mặt trăng vệ tinh Io được bao phủ bởi núi lửa của sao Mộc. Mặt trăng hủy diệt này có tên khoa học là WASP-49.

Mặt trăng đó quay quanh một ngôi sao chủ nằm cách Trái đất 550 năm ánh sáng, có trong chòm sao Lepus, hoàn thành một vòng quỹ đạo cứ sau ba ngày và thực tế nó là một exomoon. Exomoon là từ được dùng để chỉ một mặt trăng ngoại vi.

Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Bern ở Thụy Sĩ nói rằng,  WASP-49 khá nóng, sủi bọt dung nham có thể chảy trên bề mặt. Đồng thời, mức độ cao của khí natri được phát hiện tỏa ra dày đặc trên hệ thống.

"Đó sẽ là một thế giới núi lửa nguy hiểm với bề mặt nham thạch nóng chảy", Apurva Oza, tiến sĩ tại Viện Vật lý của Đại học Bern và đồng tác giả của nghiên cứu mới cho biết trong một tuyên bố.

Exomoon này được mô tả là một phiên bản cực đoan của mặt trăng Io, sao Mộc. Mặt trăng thứ năm của Sao Mộc, Io là mặt trăng có mức hoạt động núi lửa mạnh nhất trong hệ mặt trời, với hàng trăm ngọn núi lửa trên bề mặt. 

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Huỳnh Dũng (theo Space)

>> xem thêm

Bình luận(0)